Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn nho có tác dụng gì? Nho chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Ngày 06/12/2022
Kích thước chữ

Nho là một loại trái cây có mùi vị thơm ngon và rất được yêu thích. Không những vậy, nho còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy ăn nho có tác dụng gì?

Nho là loại quả có nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất… Với hàm lượng cao các loại chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, nho đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của nho và giải đáp câu hỏi ăn nho có tác dụng gì nhé!

Thành phần dinh dưỡng của quả nho

Nho là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin K rất dồi dào. Đây là loại vitamin có khả năng tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể cũng như có tác dụng giúp xương chắc khỏe.

Bên cạnh đó, vitamin C có trong quả nho cũng là một loại chất thiếu yếu với cơ thể. Vitamin có tác dụng như chất chống oxy hóa mạnh mẽ rất cần thiết cho sức khỏe của các mô liên kết. 

Ngoài vitamin K và vitamin C, trong 1 chén nho (151 gam) còn chứa các loại chất dinh dưỡng sau:

  • Calo: 104.
  • Carbohydrate: 27,3 gam.
  • Chất đạm: 1,1 gam.
  • Chất xơ: 1,4 gam.
  • Chất béo: 0,2 gam.
  • Thiamine: 7% RDI.
  • Riboflavin: 6% RDI.
  • Vitamin B6: 6% RDI.
  • Vitamin C: 27% RDI.
  • Vitamin K: 28% RDI.
  • Kali: 8% RDI.
  • Đồng: 10% RDI.
  • Magiê: 5% RDI.

Trong đó, RDI (Reference Daily Intake) là khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo.

Ăn nho có tác dụng gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng đa dạng, nho đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nho có chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào? Ăn nho có tác dụng gì? 1 Ăn nho có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng của nho:

Nho hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Trong nho có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có tác dụng sửa chữa các tổn thương của tế bào do các gốc tự do gây ra. Các chất chống oxy hóa tập trung nhiều tại vỏ nho và hạt nho, tồn tại ngay cả khi nho đã lên men. Đó là lí do trong rượu vang đỏ cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa này.

Các bệnh lý mãn tính tiêu biểu mà chất chống oxy hóa có tác động đến là: Tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư…

Nho bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư

Nho có chứa nhiều hợp chất thực vật, trong đó có chất resveratrol đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư bằng cách giảm viêm. Hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn cản sự phát triển và lây lan sang cơ quan khác của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở nhóm đối tượng trên 50 tuổi, việc ăn khoảng 450 gam nho mỗi ngày trong vòng 2 tuần làm giảm các biểu hiện nguy cơ của ung thư đại tràng.

Nho có lợi cho tim

Nho đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tim mạch, cụ thể là:

  • Nho giúp làm hạ huyết áp: Kali có trong nho là một loại khoáng chất vô cùng cần thiết cho việc duy trì huyết áp ở mức độ bình thường. Việc cung cấp thiếu kali cho cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc cao huyết áp.
  • Nho làm giảm cholesterol máu: Các hợp chất có trong nho có thể làm giảm hấp thu cholesterol, từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng mỡ máu. Một nghiên cứu đã cho thấy việc ăn 500 gam nho mỗi ngày trong vòng 8 tuần có thể khiến lượng cholesterol toàn phần và lượng cholesterol xấu giảm đi đáng kể.
Nho có chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào? Ăn nho có tác dụng gì? 2 Nho là loại quả tốt cho tim

Nho là loại quả tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Với lượng đường khá thấp, nho được coi là một lựa chọn phù hợp với người bị tiểu đường. Một nghiên cứu trên 38 nam giới đã cho thấy, mỗi ngày họ dùng 20 gam chiết xuất nho và sau 16 tuần lượng đường trong máu của họ đã giảm xuống rõ rệt.
Bên cạnh đó, chất resveratrol có trong nho đã được chứng minh rằng có khả năng làm tăng độ nhạy của insulin, từ đó cải thiện được nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.

Nho tốt cho mắt

Theo một nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm, chất resveratrol của nho được phát hiện ra có khả năng bảo vệ các tế bào võng mạc mắt trước sự tác động của tia cực tím. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, bệnh mắt do tiểu đường, đục thủy tinh thể

Bên cạnh đó, nho còn chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Các hợp chất này có tác dụng bảo vệ mắt trước tác động của ánh sáng xanh.

Nho có chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào? Ăn nho có tác dụng gì? 3 Nho rất tốt cho mắt

Ăn nho giúp cải thiện sức khỏe trí não

Đối với sức khỏe não bộ, nho có khả năng giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung, giúp tâm trạng ổn định… Resveratrol có trong nho cũng có thể góp phần bảo vệ não bộ trước căn bệnh Alzheimer, dù nhận định này cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận rõ ràng.

Ăn nho tốt cho xương

Quả nho có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho xương như vitamin K, canxi, kali, magie, mangan, photpho… Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng resveratrol có khả năng giúp cải thiện mật độ xương, dù chưa có kết quả nghiên cứu xác nhận trên người.

Nho hỗ trợ cơ thể chống lại một số loại nhiễm trùng, nấm và virus

Lượng vitamin C dồi dào có trong nho có khả năng giúp cơ thể chống lại một số loại nhiễm trùng, nấm và virus như virus cúm, herpes, thủy đậu… Bên cạnh đó, khi nho được thêm vào các món ăn khác, nho có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại, ví dụ như vi khuẩn E.coli.

Ai không nên ăn nho?

Mặc dù nho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có một số người không nên ăn nho:

  • Người đang điều trị bệnh cao huyết áp bằng thuốc: Dù nho có tác dụng ổn định huyết áp nhưng đối với người đang sử dụng thuốc để điều trị cao huyết áp, nho có thể tương tác và làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất người bệnh đang điều trị tăng huyết áp nên kiêng hoặc hạn chế ăn nho.
  • Người bị viêm loét dạ dày: Vitamin C có trong nho không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, vậy nên những người bị mắc bệnh này nên hạn chế ăn nho.
Nho có chứa thành phần dinh dưỡng như thế nào? Ăn nho có tác dụng gì? 4 Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn nho

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng của nho cũng như lời giải đáp cho thắc mắc: “Ăn nho có tác dụng gì?”. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Chúc bạn đọc luôn tràn đầy năng lượng và mong rằng bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Nhà Thuốc Long Châu trong tương lai!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin