Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Mặc định
Lớn hơn
Những ngày gần đây, trên báo chí và các phương tiện truyền thông rộ lên thông tin ăn tiết canh bị hoại tử khiến nhiều người lo lắng. Vậy thông tin này là sự thật hay chỉ là đồn thổi?
Hàng năm, có hàng ngàn người nhập viện vì ăn tiết canh có chứa mầm bệnh. Vậy mà vẫn có nhiều người cho rằng, chỉ một món ăn đơn giản, dân dã như tiết canh thì làm sao có thể lây bệnh cho con người được. Tuy nhiên, trong tiết canh có chứa rất nhiều tạp chất, virus, vi khuẩn nên nếu ăn phải tiết canh không đảm bảo vệ sinh, không thể tránh được tình trạng nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng người đọc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ăn tiết canh bị hoại tử có thật hay không?”
Ăn tiết canh được làm bởi máu sống của những con lợn bị mắc bệnh thì người bệnh hoàn toàn có thể bị hoại tử. Những căn bệnh gây hoại tử có thể kể đến như:
Trứng và ấu trùng sán dây trong cơ thể lợn thường giống như hạt gạo nên được gọi là bệnh lợn gạo. Nó thường khu trú ở trong các bắp thịt lợn, cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ của lợn. Đây đều là những nguyên liệu quan trọng để làm nên món tiết canh.
Khi sán đi vào đường ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Sau đó, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển theo đường máu, xâm nhập vào các mô cơ. Việc hình thành nang sán ở người cũng tương tự như ở lợn. Trong quá trình phát triển, chúng dần dần ăn mòn và gây hoại tử từng bộ phận trên cơ thể con người.
Trường hợp người bệnh bị hoại tử hầu hết các bộ phận được nhắc đến trên báo đài chính là một nạn nhân của căn bệnh liên cầu lợn. Khác với thời gian phát triển lâu dài như ấu trùng lợn gạo, vi khuẩn liên cầu lợn sẽ ngay lập tức nhân lên, đồng thời sản sinh độc tố gây nhiễm khuẩn máu nghiêm trọng.
Khi ăn tiết canh có chứa liên cầu lợn, chỉ từ 2 - 3 ngày, người bệnh đã cảm nhận được rõ những dấu hiệu đặc trưng như: Sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vết xuất huyết ấy sẽ biến thành hoại tử, gây đau đớn dữ dội cho người bệnh.
Hơn nữa, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nặng dẫn đến nhiễm khuẩn. Biểu hiện của tình trạng sốt nhiễm khuẩn là tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Trên đây chỉ là hai căn bệnh phổ biến gây hoại tử, bắt nguồn từ món tiết canh hàng ngày. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn thống kê được một số căn bệnh khác do vi khuẩn, virus có trong tiết canh là:
Người bệnh sẽ mắc cúm nếu ăn phải tiết canh của những loại gia cầm mang trong mình mầm mống căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là cúm A/H5N1 và A/H6N1. Mẹ bầu nếu mắc phải hai loại cúm này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trong một số trường hợp, tình trạng sốt cao ở mẹ bầu cùng với độc tố của virus sẽ gây ra dị tật bẩm sinh, rối loạn tâm thần ở trẻ sơ sinh.
Giun xoắn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần sán do nó sống dai hơn, khó tiêu diệt hơn và phát triển nhanh hơn. Giun xoắn không phát triển tại một vị trí nhất định mà lan rộng ra toàn bộ cơ thể, thậm chí là não bộ. Điều này khiến không ít người bệnh sau khi ăn tiết canh bị nhiễm trùng máu, viêm màng não mủ.
Trong trường hợp cấp cứu quá muộn, giun xoắn sẽ gây suy hô hấp, ngừng tim và tử vong.
Việc nhiễm bệnh do ăn tiết canh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn gây liên lụy đến tiền bạc, thời gian, sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, để phòng tránh hoại tử do ăn tiết canh, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Bài viết trên đã khẳng định thông tin “Ăn tiết canh bị hoại tử” hoàn toàn là sự thật. Điều quan trọng là, chỉ cần ăn tiết canh 1 lần thì cũng có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, đừng vì sở thích mà làm hại đến sức khỏe của bản thân, bạn nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.