Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

An toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh nhân ung thư phải trải qua các lần điều trị ung thư như xạ trị, hoá trị, cấy ghép tỷ, xương hoặc tế bào,...  làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên bệnh nhân rất khó tránh khỏi các cuộc ngộ độc thức ăn. Vì thế, vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với tất cả mọi người, nhất là những bệnh nhân trong và sau điều trị ung thư.

Khi ăn phải các thức ăn có chứa vi khuẩn, kí sinh trùng hay virus có hại thì rất dễ bị ngộ độc nên các bệnh nhân cũng như người nhà phải chú ý về vấn đề này.

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Tùy thuộc vào mầm bệnh trong từng loại thức ăn khác nhau mà sẽ xảy ra các triệu chứng của ngộ độc có thể khác nhau. Đa số các triệu chứng khá giống với bệnh viêm dạ dày, cụ thể như:

  • Tiêu chảy.
  • Đau dạ dày hoặc quặn bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt, đau đầu.
  • Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.

Thường sau khi ăn những thực phẩm bị nhiễm khuẩn thì sẽ khoảng vài giờ hoặc một ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng trên.

An toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư 1

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Phải làm gì khi nghi ngờ ngộ độc

Bệnh nhân hoặc người nhà khi phát hiện bị ngộ độc thực phẩm thì phải thực hiện các hành động sau:

  • Nhanh chóng gọi bác sĩ.
  • Bổ sung nước để khỏi bị mất nước.
  • Lưu giữ lại các thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc để bác sĩ kiểm tra.
  • Nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm do ăn các thức ăn ở nhà hàng hoặc hàng quán thì nên gọi cho cơ sở y tế địa phương, việc này rất cần thiết vì giúp nhiều người khác tránh bị ngộ độc.

An toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư 2

Bệnh nhân nên bù đủ nước khi bị ngộ độc

Làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Các bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất, khoa học và an toàn thực phẩm.

Mua sắm thông minh

  • Tuyệt đối không mua các thực phẩm bày bán ở khu vực ô nhiễm.
  • Không mua rau, củ, quả bị hư, thối, bầm dập.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng gói, đông lạnh.
  • Nên mua các thực phẩm như thịt cá cuối cùng và trữ lạnh trên đường di chuyển về nhà để giữ cho thức ăn luôn tươi ngon.

Chế biến thực phẩm đúng cách, sạch sẽ

  • Tất cả rau củ, trái cây phải rửa sạch dưới vòi nước chảy, lau khô và cất trữ.
  • Thịt, cá, hải sản,... phải làm sạch, cấp đông trong hộp kín (hộp đựng phải được sản xuất bằng các nguyên liệu an toàn cho sức khỏe).
  • Đối với thực phẩm đóng hộp thì nên lau sạch phần bên ngoài trước khi mở.
  • Phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi nấu ăn.
  • Đồ dùng nhà bếp cũng như không gian bếp phải lau chùi, tiệt trùng hàng ngày.

An toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư3

Phải rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo

  • Các loại thịt, cá tươi sống phải để riêng biệt vì dễ bị nhiễm khuẩn chéo.
  • Các dụng cụ nhà bếp sau khi chế biến đồ tươi sống (nếu không dụng cụ dành riêng cho thực phẩm chín và sống) thì phải rửa sạch rồi mới dùng để chế biến cho các thực phẩm khác hoặc thịt đã nấu chín.
  • Phải có hai cái thớt riêng biệt, một dành cho thực phẩm sống và một dành cho thực phẩm chín.

Không sử dụng đồ ăn cũ

  • Tất cả các thực phẩm đóng hộp phải sử dụng trước ngày hết hạn ghi trên sản phẩm.
  • Thức ăn đã nấu chín nên ăn hết trong ngày.
  • Những thức ăn tươi sống nên ăn cành nhanh càng tốt, không để lâu trong tủ lạnh vì một số vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong các thực phẩm bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.

Hạn chế khi đi ăn ngoài

  • Các vi khuẩn, virus như norovirus thường tồn tại trong các bữa tiệc buffet hoặc trên món salad nên những bệnh nhân ung thư hạn chế ăn ở các khu vực này ở nhà hàng, khách sạn.
  • Lựa chọn những nhà hàng sạch sẽ, đồ ăn tươi sống và chỉ chế biến khi bạn yêu cầu.

Cất trữ thực phẩm đã nấu chín đúng cách

Các thức ăn sau khi nấu chín thì trong vòng 2h phải làm lạnh để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập. Tuy các thực phẩm đã nấu chín nhưng vi khuẩn vẫn có thể phát triển trên đó nếu để ở ngoài môi trường bên ngoài quá lâu. Do đó, thực phẩm sau nấu chín 2h phải cất trong tủ lạnh dưới mức 4˚C.

Rã đông đúng cách

Bạn hãy học cách rã đông đúng cách, phải rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh thay vì nhiệt độ phòng, không nên rã đông ngay lập tức khi vừa lấy thực phẩm ra khỏi tủ đông vì như thế sẽ làm thực phẩm mất hết dưỡng chất. Nếu cần gấp thì nên rã đông trong nước lạnh hoặc lò vi sóng.

An toàn thực phẩm cho bệnh nhân ung thư 4

Rã đông đúng cách để giữ lại dưỡng chất trong thực phẩm

Không nên ăn những thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao

Những thực phẩm không nên ăn như:

  • Trái cây, rau củ, thịt cá chưa được rửa, chế biến sạch sẽ.
  • Các loại rau mầm sống như giá đỗ, cỏ linh lăng,...
  • Thịt bò tái, gỏi tái sống,...
  • Xúc xích lạnh hoặc món thịt nguội cho bữa trưa, bao gồm cả xúc xích khô, chưa nấu chín. Luôn nấu hoặc hâm nóng những thực phẩm này cho đến khi thấy hơi nóng bốc lên.
  • Pate lạnh.
  • Thịt, cá xông khói.
  • Những loại cá chứa hàm lượng thuỷ ngân cao.
  • Sushi và sashimi thường có cá sống, cá đông lạnh không tốt cho sức khoẻ của các bệnh nhân ung thư, nên muốn ăn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Các thức uống chưa được tiệt trùng.
  • Tất cả các thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thông tin về sản phẩm đầy đủ.

Kiểm tra lại nguồn nước mà bạn đang sử dụng

Một số nguồn nước như nước máy, nước giếng có chứa vi khuẩn hoặc hóa chất cực kỳ độc hại, nhiều nguồn nước chỉ nên sử dụng cho người khoẻ mạnh, còn lại chưa được kiểm tra độ an toàn cho người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân ung thư. Hãy nhờ các chuyên gia chăm sóc của bạn tư vấn nguồn nước nào an toàn cho sức khỏe của bạn nhé.

Đảm bảo an toàn thực phẩm rất quan trọng cho tất cả mọi người và nhất là những bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu. Hãy là người tiêu dùng thông minh và chế biến thực phẩm đúng cách.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Y học Cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin