Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Ở một số quốc gia, việc ăn trứng sống không phải là điều quá xa lạ. Thậm chí, nhiều người còn coi đây là bí quyết tăng cường sức khỏe, tăng cơ hay làm đẹp da. Trong đó, trứng vịt sống đôi khi được ưu ái hơn vì kích thước lớn và vị béo đặc trưng. Nhưng ăn trứng vịt sống có sao không?
Trứng vịt là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen ăn trứng vịt sống, thậm chí còn nghĩ rằng ăn như vậy sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn. Nhưng ăn trứng vịt sống có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một cách chi tiết và khoa học qua bài viết dưới đây.
Câu trả lời là: Có. Ăn trứng vịt sống tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe, đặc biệt là nhiễm khuẩn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Mặc dù trứng vịt là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cách sử dụng đúng mới là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe.
Đường sinh dục của gà thường chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy vi khuẩn có thể tồn tại cả bên trong lẫn bên ngoài quả trứng. Trong đó đáng lo ngại nhất là vi khuẩn Salmonella – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng như:
Đặc biệt, với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm Salmonella có thể gây biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nhiều người tin rằng ăn trứng sống sẽ giữ được “trọn vẹn dưỡng chất”, tuy nhiên, sự thật là protein trong trứng sống khó hấp thu hơn so với trứng đã nấu chín. Trước tiên, lòng trắng trứng sống chứa một loại enzyme gọi là antitrypsin, có khả năng ức chế các men tiêu hóa do tuyến tụy và ruột non tiết ra. Chính điều này khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein từ trứng sống trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi được đun nóng đến khoảng 80°C, enzyme này sẽ bị phá hủy, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng tươi còn có một protein gọi là avidin, chất này có khả năng kết hợp mạnh với biotin (vitamin B7) - vitamin cần thiết cho tóc, da và quá trình trao đổi chất, tạo thành một phức hợp rất bền vững. Khi ở trạng thái này, biotin không còn hoạt tính và cũng không thể được cơ thể hấp thu do không bị phân giải bởi các men tiêu hóa thông thường. Chỉ khi nấu chín, cấu trúc của avidin mới bị phân hủy, giúp biotin được “giải phóng” và sử dụng hiệu quả trong cơ thể.
Do đó, nếu ăn trứng sống thường xuyên, bạn rất có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt vitamin B7 với các triệu chứng như: Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, viêm lưỡi, viêm kết mạc, đau quanh móng tay... Đây được xem là một dạng ngộ độc do thiếu vi chất dinh dưỡng.
Dù rằng các nghiên cứu khoa học đã trả lời rất chi tiết về vấn đề ăn trứng vịt sống có sao không nhưng hiện nay, vẫn còn rất nhiều quan điểm sai lầm xung quanh việc ăn trứng sống như:
Một số đối tượng nên tránh hoàn toàn việc ăn trứng sống, bao gồm:
Phần trên đã giải đáp thắc mắc: “Ăn trứng vịt sống có sao không?” cho độc giả, vậy nguồn dinh dưỡng từ trứng vịt như thế nào? Trứng vịt là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, trong một quả trứng vịt (khoảng 70g) có chứa:
Ngoài ra, khả năng cơ thể hấp thụ protein từ trứng phụ thuộc rất lớn vào cách chế biến. Cụ thể:
Từ những phân tích trên, cách chế biến tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn là luộc trứng chín tới. Cách này không chỉ giúp bảo toàn protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, mà còn hạn chế thất thoát dinh dưỡng trong quá trình nấu, đồng thời tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn có hại.
Để có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ trứng vịt, bạn nên chế biến theo cách sau:
Bên cạnh thắc mắc ăn trứng vịt sống có sao không, nhiều độc giả còn băn khoăn một số vấn đề sau:
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn toàn diện và khoa học hơn về vấn đề ăn trứng vịt sống có sao không. Hãy luôn ưu tiên sức khỏe và chọn lựa những phương pháp an toàn khi sử dụng thực phẩm mỗi ngày. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về các thực phẩm dinh dưỡng nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.