Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu bị quai bị có sao không? Có nguy hiểm không?

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ yếu ớt hơn bình thường bởi hệ miễn dịch bị suy giảm, chính vì vậy mà tỷ lệ mắc các loại bệnh cũng cao hơn. Một trong số các bệnh khiến cho mẹ bầu lo lắng chính là bệnh quai bị. Vậy, bà bầu bị quai bị có sao không? Bệnh có gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé hay không?

Quai bị là bệnh viêm nhiễm cấp tính khá phổ biến nhưng nhờ vắc xin mà tỷ lệ người mắc bệnh này đã suy giảm. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về căn bệnh quai bị để xem bà bầu bị quai bị có sao không, liệu căn bệnh này có gây nguy hiểm cho mẹ và bé hay không.

Tìm hiểu về bệnh quai bị

Bà bầu bị quai bị có sao không? Có nguy hiểm không?1
Quai bị là bệnh lý khá phổ biến

Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Virus quai bị có sức sống tốt, có thể tồn tại khoảng từ 30 – 60 ngày bên ngoài cơ thể ở nhiệt độ 15 – 200 độ C và chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C hoặc dưới tác dụng của hóa chất diệt khuẩn.

Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, nước bọt và dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện, ho hoặc khạc nhổ,... hai ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất là thời điểm bệnh dễ lây lan nhất. 

Dấu hiệu bị quai bị khi mang thai

Khi các mẹ bầu nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu sau đây thì hãy tới ngay các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Quai bị sẽ đi kèm các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đau cổ họng, mệt mỏi, chán ăn, amidan bị sưng to, nhận thấy sự sưng to đặc trưng ở một hoặc cả hai bên, lấy tai làm trung tâm tỏa ra phía trước, sau và phía dưới. Khi ấn thấy đau, tình trạng này sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày thậm chí là từ 5 đến 7 ngày.

Bà bầu bị quai bị có sao không? Có nguy hiểm không?

Bà bầu bị quai bị có sao không? Có nguy hiểm không?2
Bà bầu cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe khi bị quai bị

Bệnh quai bị nếu như được chữa trị kịp thời và kiêng khem đúng cách thì sẽ không gây biến chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở phụ nữ đang mang thai thì quai bị sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Dù mắc bệnh quai bị ở giai đoạn nào thì bệnh cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của thai nhi. 

Nếu như mắc bệnh quai bị vào 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, thai nhi bị dị dạng. Thai nhi có nguy cơ chết lưu, đẻ non nếu như mắc bệnh vào 3 tháng cuối.

Các triệu chứng của bệnh quai bị ở bà bầu thường phát triển nhanh và nguy hiểm hơn người bình thường bởi hệ miễn dịch thường kém đi khi mang thai.

Khi nhiễm virus quai bị, thai phụ sẽ sốt cao lên tới 39 - 40 độ thì đây là triệu chứng ban đầu, tiếp đó là nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau họng và amidan bị sưng to. Nhai nuốt thức ăn rất khó, một hoặc cả hai bên má đều bị sưng. 

Bị quai bị khi mang thai cần làm gì?

Bà bầu bị quai bị có sao không? Có nguy hiểm không?3
Tuân thủ theo phác đồ điều trị quai bị của bác sĩ

Khi phát hiện ra mình có các triệu chứng nghi là bệnh quai bị, mẹ bầu hãy tới ngay các bệnh viện để kịp thời chữa trị. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp mẹ bầu nhanh khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới cả thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu cần:

  • Nghỉ ngơi và cách ly tại giường, tránh tiếp xúc với nước và gió.
  • Uống thật nhiều nước.
  • Tránh ăn đồ nếp.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng thuốc điều trị quai bị theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của thai nhi, kiểm soát sớm được các bệnh có thể gặp trong thai kỳ. Nếu có lỡ mắc bệnh, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng hay sợ hãi, cần giữ vững tâm lý, để tâm lý thoải mái, bình tĩnh mới giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ, đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con.

Sau khi đã điều trị khỏi bệnh quai bị, mẹ bầu vẫn cần tiếp tục theo dõi và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Để phòng tránh được bệnh, các mẹ bầu hãy tiêm vắc-xin quai bị trước 3 tháng mang bầu để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Tuyệt đối không nên tiêm phòng vắc-xin quai bị khi đang có thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

Một điều quan trọng hơn nữa, hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu hãy kiêng các món ăn không nên ăn khi bị quai bị để tránh khiến cho bệnh tình trở nặng thêm và bổ sung cho cơ thể thật nhiều các loại trái cây, rau củ quả và vitamin, khoáng chất để cơ thể khỏe mạnh. Giúp mẹ bầu và thai nhi phòng tránh được một số các căn bệnh phức tạp như các bệnh về tim mạch, thiếu máu, huyết áp, ung thư dạ dày, ung thư vú,... 

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu bị quai bị có sao không?” nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Để phòng tránh bệnh quai bị, ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine ngừa bệnh, các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như một số các bệnh lây nhiễm khác.

Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa quai bị. Vắc xin phối hợp phòng sởi, quai bị, rubella (MMR) được khuyến khích tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để tạo miễn dịch cho cơ thể. Hãy đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin