Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệu rằng bà bầu có lấy cao răng được không? Việc thực hiện lấy cao răng cần chú ý những gì để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.
Lấy cao răng là một trong những việc làm cần thiết để giữ gìn vệ sinh và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Vậy thì bà bầu có lấy cao răng được không? Khi thực hiện lấy cao răng cho phụ nữ mang thai, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Theo các chuyên gia về nha khoa, khi cao răng hình thành sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ bầu:
Cao răng nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Nếu không điều trị sớm thì sẽ dẫn tới các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, tiêu xương làm răng lung lay hoặc có thể gây rụng răng.
Mẹ bầu không lấy cao răng sẽ dễ bị sâu răng, dẫn đến trường hợp bé sinh ra có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, răng miệng rất cao.
Tình trạng cao răng quá nhiều khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng, từ đó tăng nguy cơ sinh non cho thai phụ.
Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ vô cùng nhạy cảm và có nhiều thay đổi về nội tiết. Vì thế, sức đề kháng của họ dễ bị suy yếu, vi khuẩn có nhiều điều kiện và cơ hội xâm nhập hơn, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có sức khỏe răng miệng. Đây cũng là điều lý giải nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ bị sưng nướu, sâu răng, mảng bám tích tụ.
Ngoài ra, một số tác nhân khiến bà bầu dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như:
Nhiều chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng của vi khuẩn tới sức khỏe răng miệng. Thế nhưng, bà bầu lấy cao răng được không? Có nên lấy cao răng khi mang thai? Các bác sĩ nha khoa cho biết thai phụ vẫn có thể thực hiện lấy cao răng định kỳ. Vì đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản, không cần sử dụng thuốc mê nên sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, không lấy cao răng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, chỉ nên thực hiện lấy cao răng ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Bởi lẽ, đây là thời điểm nhạy cảm sẽ có những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ba tháng đầu, thai nhi mới bắt đầu hình thành và phát triển trong cổ tử cung, nếu có những tác động nhỏ bên ngoài thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Ngược lại, ở thời điểm 3 tháng cuối thai nhi đã lớn, mẹ di chuyển chậm chạp và nặng nề nên việc ngồi lâu trên ghế để lấy cao răng sẽ gây ra những khó chịu, máu lưu thông kém dẫn tới mệt mỏi và tê bì chân tay. Bà bầu mang thai chỉ nên thực hiện lấy cao răng trong giai đoạn 3 tháng giữa. Thời điểm này thai nhi đã phát triển ổn định, mẹ bầu vẫn có thể di chuyển dễ và thực hiện quy trình lấy cao răng an toàn và đảm bảo.
Ngoài chia sẻ về việc có bầu lấy cao răng được không, các bạn cũng cần biết một số lưu ý cho mẹ bầu khi thực hiện lấy cao răng:
Trên đây là những chia sẻ đầy đủ về việc mẹ bầu có lấy cao răng được không. Lấy cao răng là cách giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đến tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Tuy việc này không nguy hiểm đến mẹ và bé nhưng cần thực hiện ở những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nên vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng để răng miệng luôn được sạch sẽ và giảm thiểu được các mảng bám gây cao răng.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.