Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?

Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính thường gặp trên thế giới. Với những biểu hiện âm thầm và diễn tiến thầm lặng, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi gặp các biến chứng nguy hiểm. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể có chỉ số huyết áp cao, khiến họ rơi vào suy tư và lo lắng rằng không biết liệu "bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?".

Tăng huyết áp thai kỳ là một bệnh lý người mẹ có thể gặp phải và trải qua trong thời kỳ mang thai. Việc kịp thời phát hiện và can thiệp có thể giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ và không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Người nhà và thai phụ khi gặp bệnh lý này thường có lo lắng và thắc mắc không biết "bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?".

Tăng huyết áp trong thai kỳ

Trước khi đến với câu trả lời bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không? Cùng tìm hiểu qua thông tin về bệnh tăng huyết áp.

Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là khi chỉ số huyết áp đo được, vượt trên mức bình thường của cơ thể. Ở mỗi người, mỗi độ tuổi và điều kiện sống khác nhau, sẽ có chỉ số huyết áp trung bình khác nhau. Đối với người trưởng thành bình thường và phụ nữ mang thai, có thể kết luận huyết áp cao là khi chỉ số huyết áp tâm thu đo được ≥ 140 mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Thai phụ có thể mắc bệnh tăng huyết áp trước lúc mang thai mà chưa được phát hiện, hoặc bệnh tăng huyết áp vừa mới xuất hiện trong thai kỳ. Các loại huyết áp cao lúc mang thai bao gồm:

  • Tăng huyết áp mãn tính: Trường hợp này huyết áp cao bắt đầu từ trước lúc mang thai hoặc trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Bởi vì bệnh tăng huyết áp thường không biểu ra triệu chứng gì rõ rệt, nên khó có thể biết mắc bệnh từ lúc nào.
  • Tăng huyết áp mãn tính đi kèm với tiền sản giật: Tình trạng này xảy ra khi chỉ số huyết áp luôn ở mức cao dẫn đến các tác động xấu trong thai kỳ. Có thể đi kèm với tình trạng này là phát hiện protein trong nước tiểu, giảm tiểu cầu và các biến chứng khác.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: Những thai phụ khi phát hiện bệnh lý này đang ở thời điểm sau 20 tuần mang thai, và chỉ số huyết áp sẽ trở lại bình thường sau 6 tuần sinh.
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật xảy ra khi tăng huyết áp tiến triển sau 20 tuần mang thai. Tiền sản giật có liên quan mật thiết đến các dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như gan, thận hoặc não. Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Vì vậy, thai phụ phải thường xuyên lắng nghe cơ thể và khám thai định kỳ để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời.
Bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không 02
Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời

Mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp trong thai kỳ

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các rủi ro sau:

  • Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Nếu nhau thai không nhận được đủ lượng máu, điều đó đồng nghĩa với việc thai nhi có thể nhận được ít oxy và ít chất dinh dưỡng từ mẹ hơn. Vì vậy thai nhi trong thai kỳ sẽ phát triển rất chậm, nhẹ cân và có nguy cơ cao sinh non. Trẻ em sinh ra chưa đủ tháng có nguy cơ cao gặp các vấn đề về hệ miễn dịch, chậm phát triển thể chất và trí tuệ sau này.
  • Bong nhau thai: Rối loạn nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ tác động đến nhau thai. Trong tình trạng này, nhau thai bong tróc ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Trường hợp này cần được cấp cứu ngay vì bong nhau non có thể chảy máu nhiều, từ đó gây sốc cho mẹ bầu.
  • Tổn thương các cơ quan khác: Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến chấn thương các cơ quan như não, gan, thận, tim, phổi và các cơ quan khác. Trường hợp tiến triển nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Sinh non: Tình trạng sinh lý này của cơ thể nhằm kết thúc thai kỳ sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng mẹ và bé.
  • Nguy cơ bệnh tim mạch trong tương lai: Tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ làm mẹ bầu tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?

Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi "bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?". Bà bầu bị tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai hoàn toàn có thể sinh thường. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sinh thích hợp còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số trong thai kỳ, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định phương pháp sinh phù hợp.

Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, có thể duy trình thai đến khi đủ tuần sinh tự nhiên. Còn phẫu thuật mổ lấy thai sẽ được dùng khi mẹ và bé đều không chịu được các tác động của quá trình chuyển dạ.

Bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không 03
Giải đáp thắc mắc bà bầu cao huyết áp có sinh thường được không

Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa biến chứng huyết áp cao trong thai kỳ

Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không là hoàn toàn có thể nếu mẹ và bé có sức khỏe ổn định. Lắng nghe cơ thể và tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bản thân khi mang thai, giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh nhất:

  • Khám thai định kỳ: Đến gặp các bác sĩ đúng hẹn và kể cho bác sĩ bất kỳ triệu chứng nào mẹ bầu thấy bất thường.
  • Hoạt động thể chất vừa phải: Vận động thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho thai phụ. Mẹ bầu cũng cần lên kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn và tập các bài tập nhẹ nhàng.
  • Ăn uống khoa học: Thai phụ cần hạn chế ăn muối, thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp. Một chế độ ăn đa dạng các dưỡng chất đặc biệt là các loại rau xanh, giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng bào thai.
  • Lối sống lành mạnh: Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia y tế trước khi dùng thêm bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.

Bài viết đã giải đáp cho câu hỏi "bà bầu huyết áp cao có sinh thường được không?". Thăm khám thai đúng hẹn và có một kế hoạch khoa học chăm sóc mẹ bầu lúc mang thai, giúp mẹ và bé trải qua một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm: Người bị huyết áp cao có ăn được tôm không? Lợi ích của tôm đối với sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin