Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bà bầu nên ngồi như thế nào? Những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất

Ngày 14/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sức khỏe của mẹ bầu là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, tư thế ngồi cho bà bầu cũng quan trọng không kém. Vậy bà bầu nên ngồi sao cho đúng? Ngồi sai tư thế có hại gì cho bà bầu?

Tần suất, tư thế ngồi cho bà bầu là đặc biệt quan trọng, nguyên nhân do tư thế ngồi của mẹ bầu có tác động đến khả năng cung cấp oxy cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý về cách ngồi của mình. Vậy mẹ bầu nên ngồi sao cho đúng? Tác hại gì nếu cho mẹ bầu nếu ngồi sai tư thế?

Ngồi nhiều, ngồi sai tư thế có hại như nào cho mẹ bầu?

Trong suốt quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Tư thế ngồi có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà bầu nên các chị em cũng phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất, các chị em nên hiểu rõ được những tác hại, hậu quả của việc ngồi sai tư thế hay ngồi nhiều với mẹ bầu.

Tác hại của ngồi nhiều với mẹ bầu

Việc ngồi nhiều có thể gây nên những tác hại không ngờ tới cho sức khỏe của mẹ bầu. Những mẹ bầu làm việc văn phòng phải ngồi nhiều sẽ dễ gặp các triệu chứng như đau mỏi toàn thân, đau lưng, sưng chân… Bên cạnh đó, việc ngồi nhiều còn khiến mẹ bầu tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như táo bón, khó sinh… Một số tác hại cụ thể có thể là:

  • Trĩ, táo bón: Trong thời gian thai kỳ, khi bà bầu ngồi quá lâu có thể gây cản trở việc lưu thông mạch máu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, tuần hoàn mạch máu bị chậm lại, tĩnh mạch đường hậu môn trực tràng bị tắc, dẫn đến tình trạng táo bón, lâu ngày có thể khiến mẹ bầu bị trĩ.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Việc mẹ bầu ngồi quá lâu, ít hoạt động khiến thức ăn ứ lại trong dạ dày, gây sức ép lên đường ruột, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng có thể dễ thấy là chán ăn, trướng bụng, tiêu chảy… điều này có thể ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Bệnh cột sống: Ngồi lâu khiến tăng áp lực lên cột sống, khiến mẹ bầu nhức mỏi, đau đầu, sưng phù và tăng nguy cơ các bệnh về xương sống.
Bà bầu nên ngồi như thế nào? Những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất 1
Ngồi nhiều có thể gây ra những tác hại không ngờ cho mẹ bầu

Tác hại của ngồi sai tư thế với mẹ bầu

Tư thế ngồi cho bà bầu là rất quan trọng, không chỉ tác động đến tình trạng sức khỏe của mẹ mà còn cả sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, khi bụng bầu ngày càng lớn, nếu mẹ ngồi sai tư thế trong một khoảng thời gian dài sẽ phải đối diện với các nguy cơ bệnh tật. Khi đó, sống lưng của mẹ bầu phải chống đỡ cho cả cơ thể, kéo dài thời gian sẽ khiến mẹ bầu gặp các triệu chứng như chuột rút, tê giãn tĩnh mạch và có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy, khó thở.

Tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất

Sau khi nắm rõ được các tác hại của việc ngồi không đúng tư thế trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên nhận biết được những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất. Ngồi đúng tư thế là vô cùng quan trọng, phải ngồi làm sao để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Theo như khuyến cáo, tư thế ngồi đúng chuẩn cho mẹ bầu là giữ thẳng cổ, thả lỏng vai, chân tạo góc vuông mới mặt đất, mông sát vào lưng ghế. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống, mẹ bầu cần hết sức từ từ, không vội vàng, hấp tấp hay đột ngột chuyển đổi tư thế. Đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, khi bụng bầu quá to, mẹ bầu nên sử dụng tay hỗ trợ đỡ bụng bầu trước khi ngồi, lưng tựa ghế từ từ, hai chân song song.

Một số lưu ý khác cho tư thế ngồi của mẹ bầu:

  • Ngồi tựa thẳng lưng: Ngồi tựa thẳng lưng vào thành ghế giúp mẹ bầu đỡ đau mỏi lưng, mẹ bầu có thể kê thêm một cái gối sau lưng cho thoải mái.
  • Ngồi dạng chân: Mẹ bầu không nên ngồi khép hai chân mà nên dạng chân cho thoải mái.
  • Khi ngồi làm việc trong thời gian dài, mẹ bầu nên chọn vị trí ngồi có điểm tựa, sắp đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt và tư thế ngồi. Mẹ bầu không nên ngồi quá lâu, cách một khoảng thời gian nên đứng dậy đi lại giúp lưu thông mạch máu và thực hiện một vài động tác nhẹ giúp giảm nguy cơ đau nhức khớp xương ngón tay, vai, cổ tay.
  • Ngoài ra, lựa chọn ghế cho bà bầu cũng rất quan trọng, nên lựa chọn loại ghế cao 40cm sao cho chân bà bầu có thể chạm đất, ghế quá cao hay quá thấp đều không ổn.
Bà bầu nên ngồi như thế nào? Những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất 2
Tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất là gì?

Những tư thế bà bầu không nên ngồi

Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên tránh xa một số tư thế ngồi được cho là không phù hợp, có thể tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Một số tư thế cụ thể là:

  • Chân bắt chéo, gập gối: Đối với phụ nữ, thông thường điều này được coi là duyên dáng. Tuy nhiên, tư thế này gây cản trở lưu thông mạch máu, có thể khiến mẹ bầu phù chân do tăng lượng máu dồn về chân đồng thời tăng áp lực lên sống lưng.
  • Ngồi không điểm tựa: Ngồi không tựa lưng thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng do phải chịu áp lực chống đỡ cả cơ thể. Mẹ bầu nên có điểm tựa lưng khi ngồi, giúp giữ cho cột sống thẳng. Không nên sử dụng loại ghế không tựa lưng hoặc tựa lưng thấp.
  • Ngồi ngửa người: Một số chị em có thói quen ngồi ngửa người ra sau, bụng cao và vai thõng. Tư thế này không phù hợp với mẹ bầu vì khiến sống lưng đặt trong tình cảnh chịu nhiều áp lực và dễ khiến mẹ bầu đau lưng.
  • Gập người ra trước: Tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên bụng, không chỉ khiến mẹ bầu không thoải mái, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tăng áp lực lên bụng có thể khiến lồng ngực của mẹ chèn ép lên em bé trong bụng mẹ, có thể để lại những dấu tích vĩnh viễn.
  • Ngồi nửa mông: Tư thế này gây tăng áp lực lên cột sống khiến mẹ thấy đau nhói ở lưng.
Bà bầu nên ngồi như thế nào? Những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất 3
Bà bầu không nên ngồi gập người ra trước

Trên đây, là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu gửi đến các chị em về vấn đề “Tư thế ngồi cho bà bầu”. Trong suốt quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi là quan trọng nhất. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là không đủ, tư thế ngồi đúng cách của người mẹ cũng góp phần cải thiện sức khỏe của mẹ và bé. Qua bài viết này mong rằng các chị em có thêm kiến thức về những tư thế ngồi cho bà bầu đúng nhất, từ đó có quyết định đúng đắn khi thực hiện các động tác vận động cho mẹ bầu như đứng lên, ngồi xuống.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.