Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tư thế ngồi đúng là như thế nào? Những tư thế nào cần phải tránh?

Ngày 10/07/2022
Kích thước chữ

Tư thế ngồi đúng cách giúp hạn chế các chấn thương ở lưng, cột sống và tạo cảm giác thoải mái khi phải ngồi lâu để học tập hay làm việc. Tư thế ngồi không đúng không chỉ gây hại cho cột sống của bạn. Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa rối loạn cột sống là thực hành tư thế ngồi đúng trong các hoạt động hàng ngày.

Mọi người đều có thể cải thiện tư thế của mình bằng cách thực hiện một vài điều chỉnh đơn giản. Tư thế ngồi đúng không chỉ tăng cường sức khỏe cột sống mà còn cải thiện tư thế giúp bạn tự tin hơn.

Tầm quan trọng của việc ngồi đúng tư thế

Tư thế ngồi đúng giúp các bộ phận chính của cơ thể được căn chỉnh phù hợp với độ căng cơ chính xác. Tư thế ngồi đúng có thể mang lại những lợi ích  sức khỏe sau: 

  • Cải thiện sức khỏe cột sống: Ít hao mòn khớp, cơ và dây chằng.
  • Giảm nguy cơ căng cơ và các vấn đề xương khớp.
  • Giữ thăng bằng co cơ thể khi di chuyển và tập thể dục. 
  • Giảm căng cơ khi luyện tập thể dục thể thao. 

Nhiều người dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi làm việc tại văn phòng hoặc học tập và thư giãn. Ngồi trong thời gian dài có thể gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe và ảnh hưởng đến vùng lưng. Ngoài ra tư thế ngồi học đúng còn giúp cải thiện khả năng tập trung của bé, hạn chế tối đa các tình trạng cong vẹo cột sống. 

Tư thế ngồi đúng là như thế nào? Những tư thế nào cần phải tránh? 1 Tư thế ngồi đúng giúp cột sống không bị ảnh hưởng khi ngồi làm việc dài

Hướng dẫn tư thế ngồi đúng

Nếu bạn cảm thấy đau mỏi cổ tay, cánh tay, cổ, vai và lưng sau một ngày làm việc thì chắc chắn là do bạn đang ngồi làm việc sai tư thế. Người phải ngồi làm việc trong thời gian dài nên áp dụng tư thế ngồi đúng theo các nguyên tắc sau: 

Tư thế lưng

Như nhiều người chưa biết, ngồi lâu trên ghế sẽ ảnh hưởng đến lưng và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau lưng ở dân văn phòng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, bạn cần chú ý đến độ sâu của ghế, nó phải tương ứng với chiều dài phần hông của bạn. Bạn nên kê một chiếc gối sau lưng nếu bạn ngồi trên đệm sâu. Nếu không làm như vậy lưng của bạn sẽ bị chùng xuống, dẫn đến căng cơ và làm tình trạng đau lưng trở nên tồi tệ hơn. 

Tư thế chân

Bạn không nên ngồi bắt chéo chân, vì đây được coi là tư thế ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Do đó, muốn khắc phục điều này, bạn cần điều chỉnh ghế  sao cho đầu gối hơi cong so với mép ghế. Tốt nhất là bạn nên hơi cúi xuống một góc không quá 90 độ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê thêm gác chân để tạo tư thế ngồi phù hợp để có được sự thoải mái tối đa.

Tư thế tay

Đây là tư thế ít người quan tâm nhưng lại rất quan trọng giúp chúng ta ngồi đúng tư thế khi làm việc. Để có tư thế làm việc đúng thì tay và cánh tay phải gập vuông góc 90 độ, điều này giúp bạn làm việc nhiều giờ mà không mỏi vai và cổ tay, tốt hơn hết bạn không nên tựa tay vào bàn phím khi gõ và tốt nhất nên dùng cả hai tay để gõ và di chuyển chuột.

Tư thế cổ

Đây là tư thế quan trọng khi ngồi làm việc. Vì nếu không giữ được cổ thẳng sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng như đau mỏi vai gáy. Do đó, hãy để mắt ngang tầm với màn hình máy tính để làm việc thoải mái.

Tư thế tránh mỏi mắt

Hiện tượng mỏi mắt, mờ mắt và khô mắt xảy ra trong quá trình làm việc là điều hoàn toàn bình thường do phải hoạt động liên tục và một trong những lý do khác là do tư thế ngồi sai. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đặt lại màn hình máy tính cách khoảng 50cm so với mắt, hướng mắt phải nhìn song song với màn hình. Đặc biệt, độ sáng màn hình nên ở mức vừa phải, không quá sáng cũng không quá tối để mắt có thể nhìn mà không cần căng mắt quá nhiều.

Tư thế ngồi đúng là như thế nào? Những tư thế nào cần phải tránh? 2 Tư thế làm việc đúng cần chú ý các tư thế từ lưng, tay và chân sao cho thẳng và thoải mái để không vẹo cột sống

Cách ngồi làm việc máy tính đúng

Để hạn chế thói quen ngồi lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống, bạn có thể đứng dậy đi lại 5-10 phút, duỗi thẳng tay chân mỗi khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng. Bên cạnh đó bạn nên áp dụng một số mẹo dưới đây khi ngồi làm việc:

  • Sử dụng bàn đứng khi họp trong thời gian ngắn hoặc sắp xếp tài liệu để xen kẽ thời gian ngồi.
  • Thỉnh thoảng đứng dậy và đi lại, đặc biệt nếu có dấu hiệu đau cơ hoặc khớp. 
  • Dùng chuột và bàn phím khác nhau để xem chúng có bị mỏi khi sử dụng lâu dài hay không.
  • Tùy chỉnh không gian làm việc của bạn sao cho thoải mái nhất khi làm việc lâu dài, chẳng hạn bằng cách mua miếng đệm cổ tay, chỗ để chân hoặc phần tựa lưng. 
  • Khoảng cách giữa màn hình và thân người nên dài khoảng một cánh tay và cao hơn khoảng 5 cm. Điều chỉnh để tầm nhìn ngang với máy tính để không bị mỏi cổ. 
  • Khoảng cách giữa bàn phím và mép bàn cần đủ rộng để thuận tiện cho việc di chuyển bàn tay và cổ tay. 
  • Ngay cả khi đã ở đúng vị trí, bạn vẫn nên tự điều chỉnh sau 10-15 phút ngồi để xem vị trí đã thoải mái hay không và tự điều chỉnh cho đến khi phù hợp.

Những thay đổi này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian thực hiện kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Khi bạn đã có tư thế ngồi đúng, hãy cố gắng duy trì tư thế ngồi lành mạnh đó.

Những tư thế ngồi nên tránh

Bất kỳ tư thế nào khiến căng cơ hoặc dây chằng quá mức đều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Dưới đây là một số tư thế ngồi xấu cần tránh để không bị lệch cột sống: 

  • Ngồi lâu không đúng tư thế.
  •  Khi bạn ngồi hoàn toàn nghiêng về một bên, cột sống của bạn sẽ bị cong. 
  • Ngồi khoanh gối, bắt chéo chân.
  • Ngồi lâu mà không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ.
  • Ngồi chông chênh, không được hỗ trợ đầy đủ.
  • Ngồi ghế quá cao không đặt chân được xuống sàn.
Tư thế ngồi đúng là như thế nào? Những tư thế nào cần phải tránh? 3 Không nên ngồi một chỗ quá lâu gây tê chân tay, máu lưu thông kém ảnh hưởng đến sức khoẻ

Với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu tư thế ngồi đúng là như thế nào và tránh những sai lầm về tư thế ngồi. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các rối loạn về cột sống, cải thiện tư thế và tự tin với hình dáng cơ thể của mình.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin