Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không?

Ngày 25/11/2023
Kích thước chữ

Rất nhiều người cho rằng chụp X-quang trong khi mang thai có thể gây rủi ro cho em bé trong bụng mẹ. Vậy liệu bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm đáp án qua bài viết dưới đây.

Bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nguyên nhân là bởi tia X là một dạng bức xạ, có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong kỹ thuật chụp X-quang, mức độ ảnh hưởng của tia X còn phụ thuộc vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc. Để biết khi nào chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi, hãy cùng đọc ngay bài viết sau.

Tìm hiểu kỹ thuật chụp X-quang là gì?

Để biết mẹ bầu chụp X-quang có sao không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về kỹ thuật này. Chụp X-quang là phương pháp sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh những bộ phận bên trong cơ thể mà không thể thấy được bằng mắt thường. Đây là một trong những kỹ thuật phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, cho kết quả chính xác với mức chi phí phù hợp.

Tia X là một loại tia bức xạ, có thể đi qua các mô mềm và tế bào trong cơ thể. Loại tia này dễ dàng xuyên qua các tế bào, mô mềm hay chất lỏng nhưng lại bị cản bởi các mô đặc như xương. Màu ảnh sau khi chụp X-quang có sự khác nhau chủ yếu vì lý do này. 

Các bộ phận như xương, sụn và khớp sẽ được thể hiện thành màu trắng trên phim X-quang. Ngược lại, các phần mềm như tim, phổi, mạch máu sẽ thể hiện ra màu đen. Mức độ đen đậm hay nhạt phụ thuộc vào việc tia X xuyên qua mô ở bộ phận đó nhiều hay ít. Khi tia X xuyên qua càng nhiều thì sẽ cho màu ảnh càng đậm.

Giải đáp thắc mắc bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không 1
Hình ảnh chụp X-quang phản ánh mức độ tia X xuyên qua mỗi bộ phận

Thắc mắc bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không?

Với câu hỏi bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không, các mẹ bầu cần nắm rõ cơ chế ảnh hưởng của tia X đến em bé trong bụng để biết thực hư chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Cơ chế ảnh hưởng của tia X đến thai nhi

Tia X là một dạng bức xạ và có thể tác động đến thai kỳ nhưng mức độ còn tùy vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc với bức xạ. Dù tia X có thể kèm theo nguy cơ gây ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh khác đối với thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này không cao. Đây chính là đáp án cho câu hỏi mẹ bầu chụp X-quang có sao không? 

Theo y khoa, khi dùng tia X để chụp thì liều bức xạ được dùng thấp hơn nhiều lần so với mức có khả năng gây hại cho thai nhi, cụ thể như sau:

  • Nguy cơ sảy thai: Khi liều tia xạ nhỏ hơn 5 rad (rad là đơn vị đo) thì tia X không làm tăng nguy cơ sảy thai. Trong khi đó, mỗi phụ nữ trong lúc mang thai đều có sẵn 3 - 15% nguy cơ sảy thai, dù cho có chụp X quang hay không.
  • Nguy cơ chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi: Với liều tia xạ nhỏ, ngay cả mức 10 - 20 rad, nguy cơ gây dị tật thai vẫn không đáng kể. Thai nhi chỉ có thể phát triển chậm khi chụp X-quang vào giai đoạn đầu thai kỳ, với liều tia xạ lên đến 50 rad.
  • Nguy cơ gây ung thư cho thai nhi: Nếu mẹ chụp X-quang khi đang ở những tháng đầu thai kỳ và với liều tia xạ lớn hơn 5 rad, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên trong khoảng 0,3 - 1%. Tuy nhiên, nguy cơ này vẫn tồn tại sẵn 0,3% ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với tia xạ.
Giải đáp thắc mắc bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không 2
Mẹ bầu có sẵn 3 - 15% nguy cơ sảy thai dù không chụp X-quang

Mức độ ảnh hưởng của tia X trong từng giai đoạn của thai kỳ

Bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Theo bác sĩ, ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi là khác nhau:

  • Trong hai tuần đầu thai kỳ: Có nguy cơ sảy thai khi liều lượng tia X lớn hơn 5 rad.
  • Trong tuần thứ 3 - 8 của thai kỳ: Chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi khi liều lượng tia xạ lớn hơn 20 - 30 rad.
  • Từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi: Nguy cơ sảy thai vẫn không tăng nếu chụp X-quang khi mang thai vì lúc này em bé trong bụng đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.

Mức độ ảnh hưởng đến thai nhi phụ thuộc liều lượng và vị trí chụp

Không chỉ liên quan đến từng giai đoạn của thai kỳ mà việc chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào liều lượng và vị trí chụp. Dưới đây là bảng phân tích mức độ ảnh hưởng đến em bé tính theo liều lượng tia X mỗi lần cùng vị trí và số lần chụp:

Vị trí chụp

Khả năng hấp thụ mỗi lần chụp

Mẹ chụp bao nhiêu lần mới bị ảnh hưởng (liều 5 rad)?

Đầu

0,004

1.250

Răng

0,0001

50.000

Cột sống cổ

0,002

2.500

Tay, chân

0,001

5.000

Ngực

0,00007

71.429

0,02

250

Bụng

0,245

20

Cột sống, thắt lưng

0,359

13

Khung chậu

0,04

125

Vậy bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không? Nếu khi mang thai, mẹ chỉ chụp X-quang một lần thì không gây hại cho thai nhi. Khi liều tia X nhỏ hơn 5 rad cũng không làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Lý do là bởi liều tia có thể gây dị tật cho thai nhi lên đến trên 15 rad. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai vẫn cần khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tầm soát những bất thường (nếu có) khi mang thai.

Cách làm giảm rủi ro khi chụp X-quang trong thai kỳ

Nhằm kéo giảm rủi ro cho bà bầu trước phương pháp chụp X-quang, người phụ nữ cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mình có khả năng mang thai. Việc này giúp bác sĩ đưa ra quyết định phù hợp như: Kê đơn thuốc, lựa chọn phương thức điều trị hoặc chụp X-quang. Đặc biệt là trong những tuần đầu thai kỳ, cơ thể mẹ và thai nhi đang vô cùng nhạy cảm nên cần tránh những tác động không cần thiết từ ngoài vào.

Giải đáp thắc mắc bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không 3
Liều tia X dưới 5 rad không gây ảnh hưởng đến thai nhi

Khi bạn chưa mang thai nhưng được chỉ định chụp X-quang thì hãy yêu cầu mặc áo chì bảo hộ nhằm bảo vệ cơ quan sinh sản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn những tác động đến gen hay các yếu tố di truyền để tránh ảnh hưởng đến con cái của bạn trong tương lai.

Bên cạnh đó, bạn hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về sự cần thiết phải chụp X-quang. Bạn cần nắm rõ lý do vì sao cần phải sử dụng tia X trong từng trường hợp, để tránh hoang mang hay làm ảnh hưởng đến quyết định mang thai của bạn.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ thuật chụp X-quang và cơ chế tác động của nó lên thai nhi khi mẹ bầu được chụp. Nhà thuốc Long Châu cũng đã đưa ra cho bạn đáp án cho nghi vấn bà bầu vào phòng chụp X-quang có sao không và hướng dẫn cách giảm bớt rủi ro khi chụp X-quang đối với mẹ bầu hoặc đang chuẩn bị mang bầu.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin