Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương kiêng ăn gì, nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra, bởi đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi xương khi gặp chấn thương. Để biết bị gãy xương không nên ăn gì, bạn đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với người bị gãy xương. Nếu không đảm bảo khoáng chất khi điều trị, xương có khả năng lâu lành hơn, chức năng, cấu trúc xương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy gãy xương kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi của sức khỏe nói chung và vết thương gãy xương nói riêng. Ngoài bị gãy xương, người bệnh còn thường kèm theo các tổn thương mô mềm khác nhau rách da, trầy xước,... vì thế mà việc ăn uống lại càng quan trọng hơn.
Gãy xương kiêng ăn gì? Đầu tiên, người bệnh cần cân nhắc loại bỏ rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, tốt nhất là nên bỏ hẳn. Rượu bia không chỉ có hại cho hệ thống nội tạng, khiến gan, thận làm việc mệt mỏi hơn mà còn làm máu giảm hồng cầu khiến vết thương lâu lành hơn, tăng khả năng nhiễm trùng.
Bị gãy xương kiêng ăn gì? Nên kiêng đồ uống có cồn
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được cồn làm giảm hoạt động tế bào xương, khiến xương thoái hóa nhanh chóng hơn, tế bào xương khó được tái tạo gây cản trở quá trình phục hồi sau chấn thương. Vì thế, cần bỏ thói quen uống rượu, bia càng sớm càng tốt, ngay cả khi bạn có bị gãy xương hay không.
Chế độ ăn mặn, nhiều muối có thể làm tăng khả năng đào thải canxi, điều này đồng nghĩa với việc bạn tuy nạp đầy đủ lượng canxi cần thiết nhưng cơ thể không hấp thụ được, dẫn đến việc xương lâu lành hơn, các vấn đề về xương cũng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, muối cũng không hề tốt cho thận, tim mạch và gây tích nước. Người bệnh gãy xương cần tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng muối cao như xúc xích, các loại giò chả ăn liền, thịt xông khói,... Thay vào đó, hãy tăng cường các thực phẩm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày, giảm lượng gia vị khi nấu nướng.
Tiêu thụ các thức uống có chứa cafein như trà đặc hoặc cà phê có thể khiến cho bệnh nhân gãy xương có nguy cơ phục hồi chậm hơn so với tốc độ thông thường. Các chuyên gia đã lý giải rằng cafein khiến cho quá trình hấp thụ canxi ở ruột bị hạn chế, từ đó giảm lượng canxi nạp vào cơ thể, dẫn đến thiếu hụt canxi phục vụ cho quá trình tái tạo tế bào xương.
Rối loạn tuần hoàn máu cũng là một trong những tác hại của cafein đối với cơ thể. Ngoài cà phê thì trà đặc, đồ uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo nhiều đường, socola,... cũng là những thực phẩm làm cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến vết thương lâu lành, nhất là những tổn thương ở mô mềm trên da.
Đây đều là những thực phẩm, đồ uống giúp bạn trả lời cho câu hỏi gãy xương kiêng ăn gì. Khi đang điều trị gãy xương, người bệnh tốt nhất nên hạn chế tối đa tiêu thụ những thực phẩm nêu trên.
Bệnh nhân gãy xương được khuyến cáo nên kiêng uống cà phê
Ngoài thắc mắc bị gãy xương kiêng ăn gì thì những thực phẩm tốt cho quá trình tái tạo, phục hồi chấn thương ở xương cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý không hề kém cạnh. Nếu bạn đang thắc mắc gãy xương nên ăn gì, những thực phẩm sau đây là đáp án bạn đang tìm kiếm.
Sữa chua là thực phẩm lên men từ sữa tươi, có chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào, tốt cho đường ruột và tiêu hóa. Ngoài ra, trong sữa chua cũng có chứa rất nhiều canxi cùng khoáng chất hỗ trợ hấp thụ canxi khác như vitamin D, vitamin K, vitamin B6, vitamin B12,...
Trong khi đó, canxi lại là khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phục hồi xương bị gãy nên việc ăn nhiều sữa chua được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Bên cạnh sữa chua lên men tự nhiên, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm sữa tươi tách béo, phô mai hoặc sản phẩm từ sữa, đây đều là nhóm thực phẩm giàu canxi, rất tốt cho người bị gãy xương.
Protein rất quan trọng đối với tế bào, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh chóng hơn. Bên cạnh việc tăng tốc độ tái tạo tế bào mới thay thế, phục hồi, protein còn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tăng tốc độ lành xương.
Thành phần dinh dưỡng có trong cá hồi vô cùng dồi dào, ngoài protein, chất béo tốt còn chứa thêm khoáng chất cần thiết cho xương khớp như kẽm, canxi, photpho, vitamin, magie, kali,... Người bị gãy xương nên thêm cá hồi vào thực đơn ít nhất 2 bữa/tuần, giúp đa dạng dinh dưỡng và bổ trợ cho xương lành hiệu quả. Ngoài cá hồi, bạn cũng có thể ăn thay đổi với các loại cá béo khác như cá trích, cá thu,...
Nếu bạn chưa biết gãy xương kiêng ăn gì và bị gãy xương nên ăn gì thì các loại ngũ cốc quen thuộc và lựa chọn tuyệt vời đấy. Ngoài lượng tinh bột tốt, chuyển hóa chậm giúp no lâu, tăng cường chất xơ thì ngũ cốc, các loại đậu và hạt khô còn là nguồn cung cấp lượng lớn khoáng, vitamin cho cơ thể, trong đó có vitamin B12 và B6.
2 loại vitamin này cực kỳ quan trọng, cần chú ý bổ sung đầy đủ trong quá trình điều trị gãy xương bởi nếu thiếu đi vitamin B6 và B12 sẽ khiến canxi khó hấp thụ hơn, hạn chế hình thành tế bào xương mới, từ đó dẫn đến lâu lành xương, xương yếu, giòn, thiếu độ chắc khỏe cần có.
Các loại hạt có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong bông cải xanh là rất đa dạng. Ngoài cung cấp sắt, kẽm và magie, bông cải xanh còn là nguồn vitamin C dồi dào. Bị gãy xương nên kiêng ăn gì? Bạn cần kiêng đồ uống có cồn và thực phẩm dầu mỡ, còn vitamin C từ bông cải xanh rất cần bổ sung hàng ngày đấy.
Vitamin C vì sao cần cho người gãy xương? Vitamin C là loại vitamin quan trọng trong quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên của cơ thể, mà collagen không chỉ tốt cho da, tóc mà sụn khớp cũng rất cần collagen để liên kết chặt chẽ hơn, giảm lượng chất nhầy khớp, hạn chế việc khô cứng khác khớp dẫn đến đau nhức xương chân.
Những thực phẩm được nêu trên đây hy vọng đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi gãy xương kiêng ăn gì. Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống thì tập luyện, vận động nhẹ nhàng sau khi xương lành cũng rất quan trọng, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, bạn nhé.
Xem thêm: Gãy xương chày có đá bóng được không?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.