Chấn thương thể thao có thể để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe về lâu dài, trong đó có gãy xương chày. Tình trạng gãy xương chày có nhiều mức độ và thời gian phục hồi khác nhau nên khiến nhiều người không khỏi lo lắng gãy xương chày có đá bóng được không, bởi đây là xương chính ở cẳng chân, đóng vai trò quan trọng trong vận động và đi lại.
Gãy xương chày là gì? Phân loại gãy xương chày
Trước khi tìm hiểu việc gãy xương chày có đá bóng được không, bệnh nhân cần biết được gãy xương chày là gì và mức độ gãy xương của mình là loại nào. Điều này rất có lợi trong việc điều trị cũng như luyện tập sau đó.
Gãy xương chày là tình trạng xương chày bị tổn thương do tác động lực mạnh, có thể nguyên nhân là do tai nạn, té ngã hoặc bệnh lý về xương khớp. Việc xương chày bị gãy gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là sinh hoạt, vận động khi cần nằm tại chỗ trong thời gian dài.
Gãy đầu trên xương chày là tình trạng tương đối phổ biến
Khi bị gãy xương chày, cần điều trị sớm và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc gãy xương chày có đá bóng được không. Việc này giúp hạn chế tối đa khả năng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, nhất là di chứng ảnh hưởng đến chức năng đi lại, vận động chính của xương chày nói riêng và cẳng chân nói chung.
Gãy xương chày được phân thành 2 dạng chính là:
- Gãy đầu trên xương chày: Hiện tượng xương chày bị gãy đầu trên dùng để miêu tả vị trí xương chày bị gãy, cụ thể ở ở phần trên của xương ống chân. Nguyên nhân phổ biến thường là do tai nạn, tai nạn giao thông hoặc té ngã từ độ cao lớn xuống. Với loại gãy xương chày này, mô mềm, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh,... đều bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Gãy đầu dưới xương chày: Còn được gọi là gãy Pilon hoặc gãy xương chày đầu gối. Đây là tình trạng gãy xương chày vô cùng nghiêm trọng và có thể để lại rất nhiều di chứng nguy hại đến sức khỏe, trong đó có gãy xương chày có đá bóng được không. Dạng gãy xương chày này thường là do té ngã từ độ cao xuống hoặc tai nạn nghiêm trọng gây nên.
Nhận biết gãy xương chày
Đa số người bị gãy xương chày là do tai nạn hoặc va đập mạnh vào xương dẫn đến chấn thương. Khi này, những dấu hiệu phổ biến nhất có thể xuất hiện:
- Phần dưới cẳng chân có cảm giác đau đớn, vô cùng khó chịu.
- Chân cảm thấy tê nhức hoặc ngứa ran như có hàng nghìn con kiến trên chân.
- Chân bị gãy xương chày giảm hoặc không thể chịu lực sau khi gãy, dẫn đến khó khăn hoặc không đi được.
- Vùng cẳng chân, đầu gối hoặc mắt cá chân, bắp chân có thể bị biến dạng khác thường.
- Xung quanh vị trí bị thương xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, đau nhức kèm theo bầm tím bất thường theo mảng lớn.
- Trường hợp người bệnh bị gãy xương chày hở có thể thấy xương lồi khỏi bề mặt da, dẫn đến chảy máu.
- Các vận động của đầu gối như gập gối hoặc xoay gối gặp cản trở.
- Khi bị gãy xương chày, khả năng lớn là xương mác cũng bị tổn thương.
Ngoài những dấu hiệu phổ biến trên đây, nhiều trường hợp gãy xương chày còn xuất hiện những dấu hiệu khác như đau đầu, chóng mặt,... Khi nhận thấy các triệu chứng trên sau khi chấn thương, tai nạn, bạn cần đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Gãy xương chày có đá bóng được không? Giải đáp một số thắc mắc phổ biến
Gãy xương chày có đá bóng được không?
Thời gian phục hồi khi bị gãy xương chày thường dao động trong 1 năm, tuy nhiên, còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để tháo bột hoặc tháo bỏ thanh kim loại cố định xương. Trong thời gian còn cố định xương, bệnh nhân không nên vận động mạng, lời khuyên tốt nhất là nên nằm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi thời gian đầu.
Bị gãy xương chày có đá bóng được không còn tùy vào mức độ gãy xương
Sau khi xương đã lành và bác sĩ chỉ định tháo bột, tháo thanh kim loại, bệnh nhân vẫn chưa nên vận động mạnh ngay lập tức. Thay vào đó nên tập đi với nạng để chân phục hồi dần chức năng đi lại trở nên linh hoạt hơn sau thời gian dài nằm bất động.
Khi xương đã lành hoàn toàn, chức năng đi lại cũng đã được phục hồi, việc gãy xương chày có đá bóng được không cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Vì tình trạng, mức độ gãy xương ở mỗi người là không giống nhau, nên có thể chơi thể thao, đá bóng lại không là không xác định. Đa số trường hợp gãy xương chày đều có thể đá bóng được, kèm theo đó là thường xuyên theo dõi và tái khám định kỳ.
Để biết rõ nhất tình trạng chấn thương cũng như khả năng vận động, chơi thể thao trở lại sau khi gãy xương chày, bệnh nhân được khuyên nên đi tái khám thường xuyên, định kỳ theo cân nhắc của bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình chữa lành, nên kết hợp điều trị y tế với chế độ chăm sóc, ăn uống lành mạnh hàng ngày.
Gãy xương chày phải bó bột lâu không?
Thông thường, sau khi xương lành thì có thể tiến hành tháo bột, thường rơi vào khoảng từ 3 - 4 tuần sau khi thực hiện bó bột cho bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn cần nói thêm là dựa trên mức độ gãy xương, tốc độ phục hồi của cơ thể mà thời gian thực tế có thể dài hơi hoặc ngắn hơn.
Chế độ dinh dưỡng như thế nào khi bị gãy xương chày?
Chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra lời khuyên rằng người bệnh gãy xương chày cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ 4 nhóm chất chính là đường bột, đạm, chất béo và vitamin, khoáng chất trong quá trình điều trị gãy xương chày.
Dinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi
Ngoài ra, tăng cường thêm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa tươi tách béo, rau chân vịt, bông cải xanh, phô mai, sữa chua, bắp cải, thịt bò nạc, cá béo, hải sản có vỏ cứng,... giúp xương tái tạo nhanh chóng hơn.
Người bị gãy xương chày nên kiêng gì? Bệnh nhân gãy xương cần hạn chế thức uống có cồn và thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật, thức ăn nhiều đường như nước ngọt có ga, bánh kẹo,...
Tóm lại, việc gãy xương chày có đá bóng được không đã được trả lời thông qua những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp ích cho quý bạn đọc. Nếu trong quá trình điều trị gãy xương chày bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc dấu hiệu bất thường, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị ngay nhé.
Xem thêm:
Gãy xương chày bao lâu thì tháo bột?
Gãy xương chày bao lâu thì đi lại được?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp