Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bài tập giảm nọng cằm áp dụng cho cả nam và nữ

Ngày 16/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nọng cằm không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến khuôn mặt chúng ta thêm phần “phúc hậu”, kém gọn gàng. Nếu áp dụng những bài tập giảm nọng cằm mỗi ngày, bạn có thể thổi bay nọng cằm nhanh chóng.

Nọng cằm hình thành khi mỡ thừa tích lũy ở dưới vùng cằm của chúng ta. Nhắc đến giảm nọng cằm, nhiều người cho rằng sẽ cần sự can thiệp của công nghệ thẩm mỹ. Nhưng thực tế thì không phải! Có những cách xóa tan nọng cằm tại nhà siêu đơn giản, không tốn kém ai cũng nên biết. Đó là tập các bài tập giảm nọng cằm dưới đây mỗi ngày. 

Vì sao có nọng cằm?

Nọng cằm thực chất là một ngấn mỡ tích tụ dưới lớp da ở vùng cằm, nhìn giống như một chiếc cằm thứ 2 vậy. Nọng cằm sẽ rất dễ phát hiện nếu chúng ta nhìn ngang khuôn mặt. Nọng cằm không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại khiến nhiều người buồn lòng vì nó khiến khuôn mặt to hơn, kém thẩm mỹ hơn. Lớp mỡ dưới da càng dày, nọng cằm và khuôn mặt càng lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: 

  • Do di truyền: Trong gia đình, nếu bạn có bố hoặc mẹ có nọng cằm thì khả năng cao bạn cũng sẽ có nọng cằm. Những người có nọng cằm do di truyền đôi khi không béo, không thừa cân. 
  • Do tuổi tác và lão hóa: Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ dần bị lão hóa. Khả năng chuyển hóa các chất kém hơn khiến cơ thể bị tích mỡ nhiều hơn. Ngoài bụng, đùi, cánh tay thì cằm cũng là một nơi dễ tích mỡ khiến nọng cằm hình thành. Thêm vào đó, làn da kém đàn hồi hơn nên dễ bị chảy xệ. Nọng cằm do lão hóa thường đi kèm tình trạng chảy xệ rất mất thẩm mỹ. 
  • Nọng cằm hình thành do duy trì 1 tư thế sai nhiều năm: Nếu duy trì tư thế ngồi cúi cổ trong nhiều năm, cơ mặt của bạn cũng sẽ yếu đi. Vùng cằm bị chảy xệ xuống, da vùng cằm cùng giãn ra dẫn đến việc hình thành nọng cằm. Còn nhiều thói quen xấu dẫn đến nọng cằm khác mà chúng ta lặp lại hàng ngày. 
  • Nọng cằm hình thành do béo mặt: Những người bị tăng cân quá mức sẽ dẫn đến tích mỡ ở nhiều vùng trên cơ thể trong đó có tình trạng béo mặt. Nguyên nhân gây tăng cân, béo mặt chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém lành mạnh. 
bài tập giảm nọng cằm 1 Dù nguyên nhân dẫn đến nọng cằm là gì bạn cũng nên tập ngay bài tập giảm nọng cằm

Bài tập giảm nọng cằm siêu đơn giản

Luyện tập các bài tập dành riêng cho mặt là cách tốt nhất giúp cơ mặt nói chung và vùng dưới cằm nói riêng trở nên săn chắc, tăng khả năng đàn hồi và giảm chảy xệ. Trên khuôn mặt của chúng ta có khoảng 50 cơ khác nhau. Để giảm nọng cằm, chúng ta tập trung vào các bài tập vùng hàm, cằm và cổ. Những bài tập dưới đây không chỉ giúp bạn thổi bay nọng cằm mà còn giúp giảm béo mặt hiệu quả.  

Bài tập 1: Cười nhẹ nhàng‏ hoặc cười bạnh miệng

‏Cười nhẹ nhàng là một bài tập yoga cho mặt có tác dụng nâng má, nâng vòm hàm và giúp nọng cằm tiêu biến. Cách thực hiện bài tập giảm nọng cằm này như sau:

  • Răng giấu kín trong môi, 2 môi chúm lại tạo hình chữ O.
  • Cười giãn miệng hết cỡ, môi vẫn mím và không để hở răng.
  • Lặp đi lặp lại 6 nhịp rồi nghỉ, sau đó tập thêm 6 lần như thế nữa.

‏Một cách cười khác cũng giúp nâng cơ mặt là cười bạnh miệng. Với cách giảm nọng cằm này, bạn cần:

  • Nghiến chặt 2 hàm răng, miệng hé vừa phải để lộ 2 hàm răng.
  • Bên trong vòm miệng, lưỡi đẩy lên trên căng nhất có thể và tăng dần lực ép.
  • Giữ nhịp khoảng 5 giây để tránh bị mỏi miệng.
  • Động tác này có thể lặp lại 5 đến 10 lần.
bài tập giảm nọng cằm 2 Động tác cười nhẹ nhàng tập cơ mặt

Bài tập 2: Hươu cao cổ‏

‏Bài tập tư thế hươu cao cổ sẽ giúp khắc phục tình trạng cằm chảy xệ, da chùng nhão nhiều nếp nhăn. Để bắt đầu, bạn cần:

  • Ngồi thẳng lưng sao cho cảm thấy thoải mái nhất, 2 mắt hướng về phía trước.
  • Bĩu môi dưới về phía trước, cổ từ từ ngẩng và rướn hướng lên phía trên trần nhà rồi ngả hết cỡ về phía sau. Nếu muốn, bạn có thể đặt các ngón tay của bàn tay trái lên cổ, khi rướn cổ bạn ấn nhẹ các đầu ngón tay xuống vị trí trên xương đòn.
  • Bạn nghỉ ở vị trí cơ cổ căng nhất khoảng 5 giây rồi từ từ cúi gập đầu để cằm chạm ngực. Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây rồi lặp lại động tác từ đầu.
bài tập giảm nọng cằm 3 Rướn căng cổ hết sức có thể để bài tập hiệu quả nhất

Bài tập 3: Phồng má

‏Bạn có thể hình dung bài tập này giống như chúng ta đang ngậm nước để súc miệng vậy. Bài tập này sẽ giúp săn chắc cơ má, giúp cằm thon gọn, nọng cằm sẽ dần biến mất. Cách thực hiện bài tập giảm nọng cằm này như sau:

  • Bạn lấy hơi bằng miệng sau cho miệng đầy không khí.
  • Bạn di chuyển luồng không khí trong khoang miệng từ trái qua phải liên tục giống như đang súc miệng.
  • Bạn thực hiện liên tục trong 30 giây động tác này, sau đó thở hết ra và lặp lại.
bài tập giảm nọng cằm 4 Phồng má giống đang súc miệng

Bài tập 4: Mặt cá

Với bài tập bắt chước mặt cá, bạn có thể vừa giảm nọng cằm, vừa làm săn chắc cơ má. Cách tập như sau:

  • Hai má hóp chặt để môi càng sâu càng tốt khiến chúng ta nhìn rất giống khuôn mặt con cá nên được gọi là bài tập mặt cá.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi thả lỏng từ từ về tư thế bình thường.
  • Động tác này cần lặp đi lặp lại ít nhất 10 lần.
bài tập giảm nọng cằm 5 Bắt chước mặt cá

Bài tập 5: Bài tập I, O, E, A

Với bài tập này, bạn nên dùng 2 lòng bàn tay massage làm ấm các cơ mặt. Sau đó bạn chọn tư thế ngồi thoải mái rồi làm theo các bước:

  • Phát âm lần lượt các âm I, O, E, A.
  • Bạn không nhất thiết phải phát âm thành tiếng nhưng giữ hơi càng dài càng tốt.
  • Bạn lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi thấy mặt nóng lên tức là lúc chất béo ở vùng quanh miệng và cằm đang được đốt cháy.
  • Lặp lại bài tập này trong khoảng 5 phút là bạn có thể nghỉ.
bài tập giảm nọng cằm 6 Hướng tập tập I, O, E, A

Các bài tập giảm nọng cằm trên đây đều vô cùng đơn giản. Muốn sớm thu được kết quả tốt, bạn nên luyện tập đều đặn mỗi ngày ít nhất 15 phút. Bạn có thể tập riêng mỗi ngày 1 bài tập hoặc kết hợp nhiều bài tập trong một ngày đều được nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm