Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về sắt sẽ tăng gần gấp 10 lần nhằm đảm bảo được sự phát triển bình thường của nhau thai cùng với sức khỏe mẹ và bé. Tình trạng thiếu sắt trong giai đoạn thai kỳ không hề xa lạ, tuy nhiên nếu không kịp thời can thiệp sẽ để lại những hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.
Một thai kỳ bao gồm ba tam cá nguyệt, giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ được gọi là tam cá nguyệt thứ ba. Tam cá nguyệt thứ ba là chặng đường cuối cùng của hành trình chuẩn bị cho việc bé chào đời. Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ dần phát triển về kích thước và cân nặng, vì vậy tình trạng thiếu sắt thiếu máu sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Một nghiên cứu cho rằng có đến hơn 80% phụ nữ bị thiếu sắt vào tam cá nguyệt thứ ba.
Sắt đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển não bộ ở trẻ trước và sau khi chào đời. Vào tam cá nguyệt thứ ba, một giai đoạn cuối thai kỳ là thời gian mà trẻ sẽ tích trữ sắt và tiếp tục dự trữ từ 4 - 6 tháng sau khi sinh. Lượng sắt này sẽ giúp ích cho trẻ cho đến khi trẻ có thể tiếp nhận thức ăn dạng đặc. Vì vậy, việc bổ sung đủ sắt trong thời kỳ mang thai là điều mà các mẹ mang thai cần phải lưu ý.
Tình trạng thiếu sắt ở phụ nữ mang thai rất phổ biến do nhu cầu lượng sắt cần để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ được nâng cao.
Nếu mẹ mang thai thiếu sắt sẽ có thể dẫn đến các hệ lụy sau:
Tuy nhiên vẫn còn sự hạn chế trong các phân tích về sự thay đổi nồng độ sắt trong thai kỳ, đặc biệt là về mức độ thiếu sắt thời gian đầu có ảnh hưởng như thế nào đến lượng sắt vào cuối thai kỳ vẫn chưa có kết luận rõ ràng.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức ferritin để chỉ ra tình trạng thiếu sắt là dưới 15 μg/L, tuy nhiên theo hướng dẫn điều trị đến từ Anh thì ngưỡng ferritin < 30 μg/L là phù hợp để chỉ ra tình trạng thiếu sắt ở phụ nữ có thai.
Một nghiên cứu được thiết lập để đánh giá tình trạng sắt trong thời kỳ mang thai và xác định mức độ ferritin ở tuần thứ 15 để ước tính khả năng thiếu sắt vào tuần thứ 33 của thai kỳ. Đối tượng của nghiên cứu bao gồm phụ nữ sinh con lần đầu từ 16 tuổi trở lên có thai đơn và có nguy cơ thai kỳ thấp. Ngoài ra, người tham gia cần phải đồng ý cung cấp các dữ liệu về chiều cao, cân nặng, tiền sử hút thuốc, lượng rượu uống và bổ sung dinh dưỡng trước và trong giai đoạn đầu mang thai nhằm phân tích tác động của các yếu tố này đến tình trạng sắt trong thai kỳ.
Để nghiên cứu được tiến hành, các đối tượng tham gia sẽ cung cấp cho các chuyên gia mẫu máu được lấy lần lượt vào các lần khám thai đầu tiên (vào giữa tuần thai 11 và 13), vào tuần thứ 15, tuần 20 và tuần 33 của thai kỳ. Các chuyên gia sẽ sử dụng xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA) để có thể đánh giá lượng sắt có trong các mẫu huyết thanh và các biomarker.
Các trường hợp bị loại trong quá trình nghiên cứu:
Các biomarker về sắt được dùng để đánh giá bao gồm các thụ thể sau:
Trong số 629 người đồng ý tham gia nghiên cứu, 98% là người da trắng và 81% là người Ireland. Dưới đây là một số thống kê các thông tin của các đối tượng trên có liên quan đến nghiên cứu:
Việc sử dụng thuốc bổ sung sắt (bên cạnh việc dùng multivitamin) vào đầu thai kỳ hoặc trong giai đoạn mang thai có thể giúp giảm nguy cơ thiếu sắt trong suốt thai kỳ. Đặc biệt đối với các đối tượng hút thuốc lá, chỉ số ferritin sẽ giảm vào đầu thai kỳ cho thấy tình trạng thiếu sắt ở mẹ bầu vào những tháng đầu mang thai.
Nghiên cứu cho thấy rằng, giai đoạn thai kỳ có ảnh hưởng đáng kể đến lượng sắt trong cơ thể của mẹ mang thai ngay cả ở những khu vực có nhiều nguồn lực và được bổ sung sắt đầy đủ.
Trung bình khảo sát 5 phụ nữ mang thai thì có 4 người bị thiếu sắt vào tam cá nguyệt thứ ba với mức ferritin dưới 30 μg/L. Vì vậy, khuyến cáo các đối tượng phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế để sàng lọc sớm tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ với mục tiêu ferritin huyết thanh trên 60,0 μg/L.
Việc sử dụng multivitamin có chứa sắt hoặc bổ sung sắt có thể hỗ trợ chống lại tình trạng thiếu sắt không chỉ vào mỗi tam cá nguyệt thứ ba mà còn trong xuyên suốt khoảng thời gian mang thai của phụ nữ.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn mang thai của mẹ cũng như cho sự phát triển của trẻ trước và sau khi ra đời. Thống kê sau nghiên cứu đã cho thấy trung bình có hơn 80% phụ nữ bị thiếu sắt vào tam cá nguyệt thứ ba. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được việc bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho em bé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.