Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm Ferritin là xét nghiệm nhằm mục đích đo lường lượng sắt được cơ thể dự trữ. Vậy chỉ số Ferritin tăng phản ánh điều gì? Cần làm gì khi chỉ số này tăng?
Xét nghiệm Ferritin thường được bác sĩ chỉ định khi cần đo lường và đánh giá lượng sắt được dự trữ trong cơ thể. Xét nghiệm cho thấy chỉ số Ferritin tăng hay giảm đều phản ánh tình trạng sức khỏe bất thường. Trong phạm vi bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng Ferritin cao hơn mức bình thường.
Sắt là loại khoáng chất thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp mà chỉ được hấp thu qua đường ăn uống. Sau khi hấp thụ vào mạch máu, sắt tồn tại dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+. Một phần khác (khoảng 20%) được dự trữ dưới dạng Ferritin.
Ferritin là một phức hợp trong nội bào protein hay cũng được coi là một loại protein chứa sắt, lưu trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần sắt. Xét nghiệm Ferritin là loại xét nghiệm máu được thực hiện để đo lường lượng sắt được dự trữ trong cơ thể ở mức bình thường, thừa hay thiếu.
Khi nào cần làm xét nghiệm Ferritin? Xét nghiệm này không chỉ là loại xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt mà còn được chỉ định trong các trường hợp như:
Khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ thường tư vấn người bệnh nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước đó và thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.
Ở một người khỏe mạnh bình thường, kết quả xét nghiệm định lượng Ferritin ở mức từ 10 đến 120 ng/ml (đối với nữ) và từ 20 đến 250 ng/ml (đối với nam) là bình thường. Với trẻ em, chỉ số này sẽ khác nhau tùy từng độ tuổi nhưng thường từ 7 - 110 ng/ml.
Nếu mức độ Ferritin trong máu thấp hơn mức này có nghĩa là lượng sắt được dự trữ trong cơ thể đang thấp. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm Ferritin cao hơn mức bình thường như đã nêu trên, người được xét nghiệm có thể đang bị Ferritin tăng hay ứ sắt trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, Ferritin cao không gây triệu chứng bệnh rõ ràng và cụ thể. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như: Người mệt mỏi, yếu ớt, cơ khớp đau, vàng mắt, vàng da, nhịp tim không đều, đau bụng, khó thở, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.
Chỉ số Ferritin cao có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường về sức khỏe. Điển hình là:
Khi xét nghiệm cho kết quả mức Ferritin cao hơn bình thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ có thêm căn cứ để chỉ định hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Các biện pháp điều trị và quản lý tình trạng Ferritin tăng phổ biến nhất gồm:
Tùy nguyên nhân khiến mức Ferritin tăng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể là:
Như đã nói ở trên, sắt được nạp vào cơ thể qua chế độ ăn uống. Vì vậy, để khắc phục tình trạng Ferritin tăng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết. Trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt đỏ, hải sản, rau lá xanh đậm.
Vậy ăn gì để giảm Ferritin? Một số thực phẩm bạn nên bổ sung như sau:
Sử dụng rượu bia, chất kích thích gây hại cho gan nên người gặp tình trạng Ferritin tăng nên tránh xa các thói quen xấu này. Tăng cường hoạt động thể chất cũng giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng đề kháng tự nhiên và cũng hữu ích trong việc kiểm soát các bệnh lý khiến mức Ferritin cao hơn bình thường.
Ngoài ra, không ít người hiện nay có thói quen dùng thực phẩm chức năng tùy tiện. Việc sử dụng viên uống bổ sung sắt một cách bừa bãi, không cần thiết cũng làm dư thừa lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng cần từ bỏ thói quen bổ sung sắt tùy tiện, không theo tư vấn hay chỉ định của bác sĩ.
Ferritin tăng là biểu hiện của rối loạn chuyển hóa sắt và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mức Ferritin cao bất thường. Việc xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời theo từng nguyên nhân sẽ giúp quản lý tình trạng tăng Ferritin hiệu quả. Bệnh nhân mắc tình trạng này cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo rằng mức Ferritin của mình đang được kiểm soát tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.