Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống sắt giúp cơ thể sản sinh đầy đủ lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ và thai nhi, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi. Cùng tìm hiểu cách bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách trong giai đoạn thai kỳ.
Bên cạnh các loại vitamin cần thiết, bổ sung sắt cho bà bầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách bổ sung sắt đúng cách trong giai đoạn thai kỳ thông qua bài viết dưới đây.
Khi mang thai, nhu cầu máu của mẹ đã tăng lên 50%, vì thế cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi:
Bổ sung sắt thông qua những loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt cừu.
Những loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, đậu xanh cũng cung cấp đến từ 3–7 mg sắt trong mỗi cốc đậu được nấu chín, đồng thời giàu chất xơ giúp mẹ bầu ổn định tiêu hóa, làm giảm hàm lượng cholesterol và giúp giữ mức đường trong máu ổn định.
Những loại rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, bông cải là nguồn bổ sung sắt cho bà bầu tuyệt vời với hơn 6 mg chất sắt.
Mỗi chén hạt mè có chứa 20 mg sắt cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như đồng, phốt pho, vitamin E và kẽm.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: Sắt vô cơ (Sắt sulfat) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Sắt hữu cơ chứa các thành phần quan trọng như acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm, dầu mè đen. Dạng sắt này dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ nên chúng ta hãy bổ sung sắt cho bà bầu ở dạng hữu cơ.
Trước khi sử dụng hãy thăm khám để bác sĩ cho biết chính xác nhu cầu sắt trong cơ thể đang như thế nào. Chỉ bổ sung sắt khi có sự chỉ định về liều lượng và sản phẩm thích hợp. Nên chọn những loại thước sắt uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Trước khi mang thai, cơ thể mỗi người phụ nữ sẽ cần 15mg sắt mỗi ngày.
Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong cả giai đoạn thai kì.
Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, phụ nữ lần đầu có thai nên uống viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Bà bầu cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic
Nếu mẹ bầu được bác sĩ chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt sẽ được chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Một số trường hợp mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.
Sắt với canxi khi kết hợp sẽ giúp cơ thể hấp thụ các chất tốt hơn, nhưng nếu uống đồng thời lúc có thể gây tương tác thuốc làm giảm tác dụng của mỗi loại. Ví dụ, nếu sau bữa sáng bạn uống canxi thì nên uống sắt vào buổi trưa hoặc ngược lại. Sữa, sữa chua, phô mai và những chế phẩm làm từ sữa khác cũng chứa nhiều canxi, vì thế mẹ bầu cũng nên sử dụng chúng cách xa thời điểm uống sắt khoảng 2 giờ.
Nên bổ sung sắt cho bà bầu trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ khi bụng đã tiêu hóa gần hết các thức ăn. Tuy nhiên với mẹ bầu uống lúc đói có thể gây hiện tượng kích ứng ruột dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn. Vì thế thời điểm bổ sung sắt cho bà bầu phù hợp là sau khi ăn những bữa ăn nhẹ.
Hạn chế uống sắt vào trước giờ đi ngủ lúc này cơ thể sẽ không kịp hấp thụ mới gây chứng trào ngược dạ dày khiến mẹ bầu mất ngủ, ngủ không ngon.
Với thuốc sắt dạng viên, mẹ nên uống với nhiều nước, không uống thuốc khi nằm, không nhai viên thuốc khi uống. Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt, ngoài ra còn giúp cải thiện tình trạng táo bón khi uống sắt. Vì vậy việc bổ sung sắt cho bà bầu với 1 cốc nước nước cam, bưởi, táo, xoài là một lựa chọn tuyệt vời.
Với dạng thuốc nước thì mẹ nên uống bằng ống hút để tránh hiện tượng bị răng đen do thuốc sắt.
Với những mẹ bị triệu chứng phụ khi uống sắt thì nên uống trước ở liều thấp, sau đó tăng dần dần liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu trong thời gian sử dụng mẹ gặp các tác dụng phụ như: Táo bón hoặc tiêu chảy với phân đậm màu, xanh hoặc đen. Buồn nôn dai dẳng kèm theo những cơn co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày, nôn mửa thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có cách xử lý phù hợp.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.