Người bình thường sẽ không dễ mắc bệnh lao nhưng nếu bạn tiếp xúc với người mắc bệnh trong một số trường hợp thì lại khác, bạn sẽ có thể trở thành người có nguy cơ mắc bệnh lao cao. Vậy nên bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về vi khuẩn lao lây qua đường gì và biện pháp phòng tránh nó nhé.
Vi khuẩn lao là gì?
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người
Vi khuẩn lao bắt đầu hoạt động khi chúng xâm nhập vào một cơ quan nào đó và hệ miễn dịch không thể ngăn chúng tăng trưởng. Khi vi khuẩn lao hoạt động sinh sôi phát triển mà cơ thể không thể chống lại chúng thì gọi là bệnh lao. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm và người mắc có thể lây lan vi khuẩn sang những người khác. Tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có thể mắc bệnh lao nhưng chủ yếu thường gặp nhất là bệnh lao phổibệnh lao phổi chiếm tới 80 - 85%.
Với căn bệnh này, nhiều người nhiễm bệnh ở dạng tiềm ẩn và không bao giờ phát bệnh. Tuy nhiên có một số người sẽ phát bệnh ngay sau khi nhiễm vi khuẩn lao, chỉ sau vài tuần trước khi hệ miễn dịch có thể kháng lại vi khuẩn lao. hưng có những người lại phát bệnh vài năm sau đó khi hệ miễn dịch bị suy giảm. Đối với người bị HIV, hen phế quản sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn người bình thường.
Vi khuẩn lao lây qua đường hô hấp
Vi khuẩn lây lan nhanh qua đường hô hấp
Vi khuẩn lao lây lan rất nhanh trong môi trường không khí và đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây lan từ người bệnh sang những người bình thường khác. Vi khuẩn lao từ người bệnh có thể lan ra ngoài không khí và sinh trưởng, tồn tại từ vài tuần cho đến vài tháng. Do vậy, thông qua việc tiếp xúc gần với người mắc bệnh khi nói chuyện, ho, khạc nhổ, hắt hơi,.. thì khả năng lây nhiễm rất cao. Các vi khuẩn lao phân tán ra ngoài môi trường và xâm nhập, phát triển hình thành bệnh ở người khác.
Vi khuẩn lao lây qua đường gì?
Qua đường cọ xát
Việc cọ xát gần là một trong những đường lây nhiễm nhanh chóng mà bạn cần chú ý. Bởi các vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng thông qua những vết trầy, xước, các vết thương của người bệnh đến người khác khi tiếp xúc. Do vậy, bạn cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi bị các vết thương do cọ xát.
Qua sinh hoạt
Sinh hoạt chung cùng một khu vực với người nhiễm bệnh hay sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như dùng khăn chung, dùng chung bát đũa… là con đường lây nhiễm vi khuẩn lao từ người bệnh sang những người bình thường mà bạn cần lưu ý và phòng tránh. Nếu như bạn phát hiện đã sống chung với người mắc bệnh lao thì cần đi thăm khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời.
Lây từ mẹ sang con
Vi khuẩn lao có thể lây từ mẹ sang con nếu không có biện pháp phòng tránh
Bệnh lao không phải là bệnh di truyền nhưng là một loại bệnh truyền nhiễm và có thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn 100% mẹ mắc bệnh lao thì con cũng sẽ mắc bệnh mà con chỉ bị nhiễm khi tiếp xúc với mẹ. Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con, người mẹ cần thực hiện những biện pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục cũng là một trong những con đường truyền nhiễm vi khuẩn lao thông qua việc hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt. Chính vì vậy, nếu một trong hai người bị mắc bệnh cần có biện pháp phòng tránh, hạn chế tiếp xúc để bảo vệ sức khỏe.
Đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh lao
Người bình thường sẽ không dễ bị mắc bệnh lao trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng khi người bình thường có các những yếu tố sau đây:
-
Người có hệ miễn dịch suy giảm như nhiễm HIV, ung thư…
-
Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
-
Người đang bị mắc các bệnh mạn tính: Loét dạ dày tá tràng, đái tháo nhạt, suy thận mãn…
-
Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
-
Những người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…
Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn lao lây lan
Để phòng ngừa vi khuẩn lao lây lan trong môi trường sống của bạn, bạn nên cải thiện vệ sinh, môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng. Người bệnh phải đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào nơi quy định, tiêu hủy đờm đúng cách hoặc các vật dụng chứa tác nhân lây nhiễm. Sử dụng càng nhiều ánh sáng mặt trời càng tốt để làm nơi ở và để đồ đạc của bệnh nhân. Tạo sự thông thoáng cho không khí lưu thông nhằm hạn chế tối đa nồng độ vi khuẩn lao trong không khí. Bệnh lao hoàn toàn có thể lây lan một cách rất đơn giản và mọi người cần biết cách phòng tránh và điều trị đúng cách. Tiêm vắc-xin lao cho trẻ tiêm để ngăn ngừa bệnh lao. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với bệnh nhân lao. Che miệng khi hắt hơi và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt là không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh lao, vi khuẩn lao lây qua đường gì và biện pháp phòng ngừa nó. Hy vọng nội dung trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhé.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp