Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ gồm thông số gì?

Ngày 23/07/2024
Kích thước chữ

Để theo dõi thường xuyên quá trình phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi, ba mẹ có thể dựa vào sự biến động trong cân nặng của bé. Từ đó, ba mẹ có phương pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý cho cả mẹ và bé. Hiện nay, mẹ bầu có thể dựa vào bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ để tiện cho việc đánh giá.

Mẹ có thể kiểm tra và đánh giá sự phát triển tổng quan của con bằng cách dùng bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ như một thước đo cơ bản. Từ những con số chi tiết và chính xác về chiều dài và cân nặng của thai nhi, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mẹ và bé đều khỏe. 

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ gồm thông số gì?

Thông qua bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ được tính theo tuần tuổi, có hai thông số cơ bản mà mẹ bầu biết được là cân nặng và chiều cao của thai nhi. Cách sử dụng bảng như sau: Ví dụ khi thai nhi ở tuần thai thứ 18, mẹ dò theo chiều ngang của bảng, sẽ có cân nặng của thai nhi là 190 gam và chiều dài là 14,2 cm.

Mẹ lấy số liệu này so sánh với kết quả siêu âm cùng với lời tư vấn của bác sĩ là có thể biết được sự phát triển của thai nhi có đạt chuẩn hay không, cần điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt gì không.

Thông thường, chiều dài và cân nặng của bé sẽ bắt đầu được ghi lại từ tuần thai thứ 8 do từ tuần thai đầu tiên cho đến tuần thai thứ 7, bé vẫn còn rất nhỏ, cỡ như một chấm rất nhỏ trên màn hình siêu âm. 

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các con số mang tính bắt buộc và áp dụng tuyệt đối với tất cả thai nhi. Vì thế, nếu có sự chênh lệch nhỏ về chiều dài, cân nặng của bé so với bảng cân nặng nói trên thì mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng.

Theo dõi sự phát triển của bé qua bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ 1
Bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

Mỗi thai nhi có cân nặng và chiều dài không giống nhau, đôi khi có sự chênh lệch do nhiều yếu tố ảnh hưởng, cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ: Nếu mẹ không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất thì rất khó để thai nhi có được điều kiện phát triển tối ưu. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nhất là nghỉ ngơi hợp lý.
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền từ ba và mẹ về chiều cao chẳng hạn có ảnh hưởng tới 23% vóc dáng của bé. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định đến sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Số lượng thai nhi: Thông thường, các chỉ số về chiều dài và cân nặng của bé có thể thấp hoặc cao hơn tiêu chuẩn trong trường hợp mẹ mang song thai hay đa thai.
  • Sức khỏe và cân nặng của mẹ: Cân nặng của bé có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, béo phì. Lúc này, mẹ thường sinh con với cân nặng lớn hơn so với tiêu chuẩn thông thường.
Theo dõi sự phát triển của bé qua bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ 2
Ngoài chú trọng chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều trong suốt giai đoạn mang thai

Mẹ nên làm gì khi cân nặng của bé không đạt tiêu chuẩn? 

Trường hợp bé có cân nặng không đảm bảo tiêu chuẩn phát triển tính theo tuần tuổi, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Khi thai nhi thiếu cân nặng, mẹ bầu cần thay đổi ngay chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mẹ theo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Nếu mẹ tăng cân quá nhiều hoặc trẻ thừa cân, mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày từ tuần thai thứ 29 để cải thiện về cân nặng và giúp mẹ dễ sinh hơn.
  • Thai nhi sẽ có sự phát triển ổn định nhất có thể tùy theo mẹ bầu có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý hay không và có một tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ.
  • Để tránh táo bón và cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mẹ bầu nên thường xuyên ăn rau xanh mỗi ngày.
  • Mẹ cần khám định kỳ và siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của bé, giúp mẹ có hướng giải quyết kịp thời, tạo điều kiện phát triển tốt nhất dành cho bé.
Theo dõi sự phát triển của bé qua bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện Từ Dũ 3
Mẹ cần thăm khám và siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé theo lịch hẹn của bác sĩ

Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?

Mẹ bầu cần bổ sung chế độ dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé ở mỗi giai đoạn thai kỳ. Quan niệm mẹ ăn nhiều là ăn cho cả hai mẹ con là sai lầm vì khiến mẹ tăng cân nhưng thai nhi không tăng cân. Các mẹ cần hiểu rằng không phải số lượng mà là chất lượng của bữa ăn của người mẹ mới quyết định cân nặng của thai nhi. 

Mẹ bầu không cần ăn nhiều vì phụ nữ mang thai chỉ cần ăn trung bình mỗi ngày khoảng 300 calo so với trước khi mang bầu. Ngoài ra, bữa ăn của mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển. Khi mẹ bầu ăn uống một cách khoa học sẽ giúp cả mẹ và con tăng cân đúng chuẩn theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cần cho mẹ bầu gồm:

Ưu tiên thực phẩm giàu đạm

Chế độ ăn giàu đạm (ví dụ thịt, trứng, cá, tôm, cua,...) sẽ giúp thai nhi phát triển hệ cơ và các tế bào máu mà mẹ bầu không bị béo hoặc tăng cân nhiều. Tuy nhiên, các bà bầu chỉ bổ sung đủ theo nhu cầu. Nếu ăn thừa đạm sẽ khiến khả năng hấp thu canxi của cơ thể bị cản trở.

Ăn vừa đủ tinh bột

Ăn nhiều tinh bột bao gồm mỳ, ngô, gạo, khoai,... sẽ khiến bà bầu nhanh tăng cân hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn từ 2 - 3 chén cơm và dùng bữa trước 8 giờ tối. Bà bầu có thể ăn sáng bằng bánh mì và sữa tươi tách béo thay vì ăn cơm.

Bổ sung thêm ngũ cốc

Ngũ cốc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hàm lượng chất xơ cao trong ngũ cốc sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể ăn gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc thay thế một phần tinh bột hoặc sử dụng ngũ cốc như bữa ăn phụ hoặc món ăn vặt.

bai-viettheo-doi-su-phat-trien-cua-be-qua-bang-can-nang-chuan-thai-nhi-benh-vien-tu-du.html 4.png
Hàm lượng chất xơ cao trong ngũ cốc sẽ giúp giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai

Uống sữa tươi không đường tách béo thay sữa bầu

Nhiều bà bầu cho biết uống sữa bầu dễ làm mẹ rất nhanh béo vì hàm lượng đường cao. Các loại sữa nhiều đường còn có thể gây khó tiêu, hay nghén hoặc tiêu chảy nếu lượng men lactase trong cơ thể không đủ để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Mẹ bầu nên uống sữa tươi không đường tách béo thay sữa bầu đồng thời bổ sung thêm sữa chua và phô mai.

Theo dõi cân nặng và chiều dài của thai nhi dựa theo bảng cân nặng chuẩn thai nhi Bệnh viện Từ Dũ giúp mẹ đánh giá sức khỏe và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, khi đã có kết quả, mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đánh giá chính xác tình trạng của bé và có được sự tư vấn về việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cho mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin