Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Là món ăn vặt quen thuộc, bánh gạo được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và độ giòn xốp đặc trưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bánh gạo làm từ gì và ăn nhiều có tốt không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết ngay sau đây cũng như khám phá những thông tin thú vị về bánh gạo để có cái nhìn toàn diện hơn về món ăn vặt tiện dụng này nhé!
Bánh gạo làm từ gì, ăn nhiều có tốt không là thắc mắc thường gặp của nhiều người. Nhắc đến bánh gạo, chắc hẳn bạn sẽ ấn tượng với vị giòn tan, bùi béo đầy lôi cuốn hòa quyện cùng chút ngọt thanh từ đường. Món bánh này không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của các em nhỏ mà còn làm hài lòng cả những thực khách lớn tuổi.
Vậy bánh gạo làm từ gì? Bánh gạo là món ăn nhẹ phổ biến, được yêu thích bởi hàm lượng chất béo thấp và tính tiện lợi. Nguyên liệu chính để tạo ra món ăn này là gạo (gạo tẻ, gạo lứt…). Quá trình làm bánh gạo bắt đầu từ việc nghiền gạo thành bột, trộn bột gạo với nước sau đó tạo hình rồi đem đi nướng hoặc chiên để giữ được độ giòn.
Ban đầu, bánh gạo chỉ được sản xuất đơn thuần chứ không kèm thêm gia vị nào. Nhưng hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, bánh gạo đã được cải tiến với nhiều hương vị phong phú. Bên cạnh gạo – nguyên liệu chính, các nhà sản xuất còn thêm vào các thành phần như: Đường để tăng độ ngọt, bột nở giúp bánh phồng, sữa hoặc nước để tạo độ ẩm, muối để cân bằng vị và một số chất phụ gia khác.
Đặc biệt, bánh gạo còn được bổ sung hương liệu từ phô mai, tôm, bò, tảo biển... để gia tăng hương vị. Nhờ đó bánh gạo trở thành lựa chọn ít calo thay thế cho bánh mì hoặc bánh quy giòn của nhiều người.
Sau khi biết bánh gạo làm từ gì, chắc hẳn nhiều người cũng quan tâm muốn biết giá trị dinh dưỡng của món bánh này. Bánh gạo là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, nhưng vẫn cung cấp một số chất cần thiết. Một chiếc bánh gạo nhỏ (khoảng 9g) làm từ gạo lứt thường chứa:
Bên cạnh đó, bánh gạo còn chứa một lượng nhỏ các vitamin và khoáng chất khác như: Vitamin E, vitamin B6, riboflavin, axit pantothenic, kali, kẽm, sắt, đồng và selen. Hàm lượng natri trong bánh gạo sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc bánh có được thêm muối hay không?
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong quá trình chế biến, như khi vo gạo để làm bánh có thể làm giảm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên trong gạo. Ngoài ra, những loại bánh gạo có hương vị thường chứa thêm đường, muối và các phụ gia để tạo ra hương vị đặc trưng, làm tăng lượng calo và giảm đi sự lành mạnh của món ăn.
Các loại bánh gạo được làm từ gạo lứt nguyên hạt là một nguồn ngũ cốc giàu dinh dưỡng cho cơ thể. Việc bổ sung nhiều ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn đã được chứng minh có khả năng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một nghiên cứu trên hơn 360.000 người cho thấy, những người tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt) nhiều nhất, có nguy cơ tử vong thấp hơn 17% so với những người sử dụng ít nhóm thực phẩm này.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bánh gạo trên thị trường đều làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy, hãy chú ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần gạo lứt nguyên hạt được ghi rõ trên nhãn.
Một chiếc bánh gạo nhỏ chỉ chứa 35 calo và năng lượng này chủ yếu đến từ carbohydrate. Điều này khiến bánh gạo trở thành một sự thay thế lý tưởng cho bánh mì hoặc bánh quy giòn – những loại thực phẩm có lượng calo cao hơn đáng kể.
Nhờ lượng calo thấp và tính tiện dụng, bánh gạo thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng hoặc giảm cân, giúp cung cấp năng lượng vừa đủ mà không lo vượt quá lượng calo theo nhu cầu hàng ngày.
Bên cạnh thắc mắc bánh gạo làm từ gì, vấn đề ăn nhiều bánh gạo có tốt không cũng được nhiều người quan tâm. Bánh gạo có thể là một phần trong chế độ ăn uống cân đối nếu tiêu thụ ở mức phù hợp. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều bánh gạo có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe và cân nặng của bạn, như:
Mặc dù bánh gạo là món ăn nhẹ ít calo, nhưng chúng vẫn cung cấp năng lượng. Ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại bánh gạo chứa thêm đường hoặc chất béo, có thể dẫn đến việc tiêu thụ calo vượt mức, từ đó gây tăng cân.
Các loại bánh gạo làm từ gạo trắng thường rất ít chất xơ, điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đói nhanh hơn mà còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón.
Bánh gạo, đặc biệt là loại làm từ gạo tinh chế có chỉ số đường huyết cao, có khả năng làm tăng nhanh lượng đường và insulin trong máu. Điều này không có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang cố gắng kiểm soát đường huyết.
Vì chứa ít chất xơ và protein, bánh gạo không giúp bạn cảm thấy no lâu. Kết quả là bạn có thể nhanh chóng cảm thấy đói và ăn thêm từ các nguồn thực phẩm khác, dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn.
Một số người có thể bị dị ứng với gạo hoặc các thành phần khác có trong bánh gạo như phụ gia hay hương liệu. Nếu bạn có tiền sử dị ứng thực phẩm, hãy kiểm tra kỹ thành phần trước khi sử dụng.
Các loại bánh gạo có thêm đường có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt nếu ăn thường xuyên mà không vệ sinh răng miệng đúng cách.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bánh gạo làm từ gì, ăn nhiều có tốt không? Đây không chỉ là món ăn vặt quen thuộc mà còn gợi lên hương vị truyền thống từ gạo – nguyên liệu thân thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên để tận hưởng bánh gạo mà không lo lắng về các tác động tiêu cực, hãy ăn chúng ở mức độ vừa phải và ưu tiên các loại bánh gạo nguyên chất, ít đường hoặc không thêm phụ gia bạn nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.