Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm giác ngứa ngáy ở vùng quanh vết thương khi chuẩn bị lành là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này cho thấy vùng da bị tổn thương đó đang được tái tạo lại. Vậy vết thương bị ngứa khi mọc da non nguyên nhân là do đâu?
Điều mà hầu hết những người bị thương đều mong muốn đó là vết thương lành lặn nhanh chóng, không bị viêm nhiễm và để lại ít sẹo nhất có thể. Tuy nhiên, khi ở giai đoạn vết gần lành, người ta thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vị trí vết thương. Hành động gãi hay chà xát lên những vị trí này có thể làm tăng nguy cơ bị lở loét hoặc nhiễm trùng vết thương. Vậy vết thương bị ngứa khi mọc da non nguyên nhân là do đâu và làm sao để dịu bớt cảm giác này?
Làn da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể, có vai trò như một hệ thống an ninh để phòng tránh những tác nhân gây hại. Khi lớp hàng rào này bị tổn thương, cơ thể sẽ có những cơ chế để phục hồi lại sự nguyên vẹn đó. Quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn:
Khi vết thương mọc da non tức là nó đang trong quá trình tái tạo lại những tổ chức đã bị tổn thương. Lúc này, các mút thần kinh cũng sẽ dần hồi phục và được kích thích bởi một chất hoá học có sẵn trong dưỡng bào dưới da, có tên là histamin. Khi histamin được tiết ra sẽ tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu quanh vùng da đó. Cảm giác này sẽ nhanh chóng được truyền lên não và não sẽ phản ứng lại bằng cách kích thích các tế bào thần kinh để thực hiện các hành động như gãi, cọ xát lên vùng bị ngứa đó.
Một cách lý giải khác, khi vùng da xuất hiện các vết thương thì mạch máu cũng sẽ bị đứt theo. Ở giai đoạn tái tạo và hồi phục, làn da non sẽ còn rất mỏng, các mạch máu cũng sẽ rất nhạy cảm. Lúc này, các mao mạch có thể sẽ gửi những tín hiệu sai đến não và não sẽ phản ứng lại bằng cách điều khiển tay gãi lên vết thương.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng khi vết thương khi lành thì lớp vảy trầy sẽ kéo da non co lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Bên cạnh đó, khi làn da bị tổn thương thì các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng khiến vùng da này không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng lên da non bị ngứa.
Việc vùng da bị thương lên da non và gây ra cảm giác ngứa ngáy là hết sức bình thường. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gãi hoặc chà xát. Điều này vô tình sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ hoặc thậm chí là bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để hạn chế cảm giác ngứa, hỗ trợ quá trình hồi phục da diễn ra nhanh hơn:
Vết thương được vệ sinh thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ những dị nguyên và vi khuẩn gây hại, từ đó giúp rút ngắn thời gian hồi phục vết thương. Bạn nên sử dụng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Ngoài ra, việc bôi kem dưỡng ẩm kết hợp với massage nhẹ nhàng lên vùng da non sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, cải thiện tuần hoàn, giảm cảm giác đau rát.
Nếu cảm giác ngứa ngáy đó khiến bạn khó chịu, gây ra nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Bạn có thể dùng thuốc bôi kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa vết thương ngoài da lành nhanh và ít ngứa hơn. Acetaminophen là loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp đau nhức khi lên da non hoặc bị thương tổn mô.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm được bán tại các hiệu thuốc như các loại kem trị ngứa hoặc tinh dầu vitamin E,… cũng có thể giúp bạn làm dịu khu vực lên da non.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Nên chú ý bổ sung nhiều rau củ quả, đặc biệt là những thực phẩm có tính sát khuẩn, kháng viêm, mau làm lành da. Các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, quýt, bưởi, kiwi… sẽ giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp bổ máu, hồi phục các mô bị tổn thương đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn cho cơ thể.
Ở giai đoạn lành vết thương, cảm giác ngứa ngáy không phải là tín hiệu gì nguy hiểm. Việc nắm rõ vết thương bị ngứa khi mọc da non nguyên nhân là do đâu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và sự hiểu biết trong việc chăm sóc vết thương. Quá trình chăm sóc vết thương đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và chính xác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.