Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, sự phát triển vượt bậc của internet và các mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích, hỗ trợ tìm kiếm thông tin và giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên chúng ta không thể không nhắc tới mặt trái và hệ lụy mà nó mang lại. Phổ biến nhất chính là bạo lực mạng - tình trạng có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân.
Rất nhiều người có suy nghĩ thế giới ảo là vô hại, không thể ảnh hưởng hay tác động trực tiếp đến cuộc sống thực tế, tuy nhiên đây lại là quan điểm vô cùng sai lầm. Bạo lực mạng là một trong các tác hại của mạng xã hội với những câu chuyện tưởng chừng chỉ diễn ra trong thế giới ảo nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, thể chất… con người ở thế giới thực.
Bạo lực mạng là những hành vi gây tổn hại đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của con người được thực hiện trên không gian ảo, nơi các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại thông tin... trao đổi thông tin, dữ liệu. Chúng có thể xảy ra trên mạng xã hội, diễn đàn, blog, email, tin nhắn văn bản và nhiều nền tảng trực tuyến khác.
Bạo lực mạng đề cập đến sự gây hại, đe dọa hoặc quấy rối người khác trên internet thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và truyền thông. Hành vi này còn có thể bao gồm cả việc chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm, đăng video hay hình ảnh không phù hợp, viết bài viết châm biếm, đe dọa hay tấn công ngôn ngữ với mục đích gây tổn thương người khác. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần thậm chí có thể gây ra các bệnh về tâm lý cho người bị bạo lực.
Mặc dù về cơ bản, bạo lực mạng giống với bắt nạt thông thường, nhưng có một số điểm cần lưu ý như:
Là hình thức bạo lực mạng thường gặp nhất, quấy rối trực tuyến bao gồm việc bình luận, chia sẻ hình ảnh hoặc gửi tin nhắn mang tính chất xúc phạm, quấy rối hay đe dọa người khác. Thậm chí những kẻ quấy rối còn theo dõi nạn nhân trên mạng xã hội, đăng tải thông tin cá nhân riêng tư hoặc giả mạo danh tính người khác.
Những hành vi này không chỉ khiến nạn nhân rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin và sự phát triển cá nhân của người bị hại.
Bắt nạt trực tuyến thường diễn ra trên các mạng xã hội. Không chỉ dừng lại ở việc lan truyền thông tin sai lệch, xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội, những kẻ bắt nạt còn điều tra về cuộc sống cá nhân, đăng tải hình ảnh hay video bôi nhọ, thậm chí sử dụng công nghệ để theo dõi hoạt động, vị trí của nạn nhân. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng cũng như tinh thần của người bị bắt nạt.
Tuyên truyền bạo lực là việc tạo ra hay chia sẻ, truyền tải nội dung cổ vũ cho hành vi bạo lực hoặc kích động bạo lực. Những hành động này có thể tạo ra môi trường trực tuyến không an toàn và dẫn đến sự gia tăng của hành vi bạo lực trong thực tế.
Một hình thức khác của bạo lực mạng là xâm phạm quyền riêng tư. Đây là việc đăng tải, chia sẻ thông tin cá nhân của người khác dù không được cho phép. Kẻ có ý đồ xấu còn cố tình theo dõi, thu thập thông tin sau đó sử dụng chúng để gian lận hay đe dọa người bị hại. Những hành động gây mất lòng tin sâu sắc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như tinh thần của nạn nhân.
Bạo lực mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Một khảo sát của Chương trình nghiên cứu internet và xã hội (VPIS, thuộc Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) vào năm 2023 cho thấy: 78% người dùng mạng khẳng định mình từng là nạn nhân hoặc biết các trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội; 61,7% từng trở thành nạn nhân hoặc chứng kiến trò nói xấu, bôi nhọ danh dự, phỉ báng và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin.
Trẻ em bị bạo lực mạng thường suy giảm tự tin, bị tổn thương lòng tự trọng nặng nề và mất niềm tin vào cuộc sống. Sau khi trải qua cú sốc tinh thần, nạn nhân luôn trong trạng thái buồn bã, căng thẳng, lo sợ, bất an dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm. Một số trẻ thậm chí trở nên căm ghét bản thân, xuất hiện ý định tự làm đau bản thân, tự làm hại mình (hội chứng Self Harm).
Một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung gây hại thường lưu lại rất lâu nên nạn nhân rất khó để thoát khỏi nó. Vì vậy, nỗi đau gây ra bởi bạo lực mạng là rất lớn và không thể lường trước được. Do cảm xúc bị ảnh hưởng nặng nề, người bị bạo lực mạng thường biểu hiện các thay đổi trong hành vi, rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội và trở nên cô đơn hơn. Điều này có thể tạo ra sự rạn nứt lớn trong các mối quan hệ với gia đình, người thân, bạn bè và ảnh hưởng đến sự nghiệp. Từ đó khiến tinh thần ngày càng suy sụp.
Hành động bạo lực mạng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bị hại mà còn tác động lớn đến xã hội nói chung. Tình trạng bạo lực mạng ngày càng trở nên phổ biến sẽ thúc đẩy hành vi phạm tội và ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an ninh xã hội. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị lôi kéo nhất nên rất dễ sa ngã, vướng vào các hành vi phạm tội nếu không đủ tỉnh táo và được người lớn hỗ trợ kịp thời.
Việc lớn lên trong một môi trường với đầy rẫy bạo lực mạng có thể khiến trẻ có sự lệch lạc trong cách nhìn nhận về cuộc sống và sa sút trong chất lượng học tập. Sau cùng, những tổn thương tâm lý do bạo lực mạng gây ra có thể trở thành nỗi ám ảnh đeo bám tâm hồn trong suốt hành trình trưởng thành của trẻ.
Để ngăn chặn và giảm thiểu vấn nạn bạo lực mạng hiệu quả, cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
Trên hết, hãy động viên con báo cáo ngay lập tức khi gặp phải bất kỳ tình huống nào liên quan đến bạo lực mạng. Khuyến khích trẻ tìm sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè và cơ quan chức năng để giải quyết tình hình. Sự cổ vũ tinh thần này sẽ giúp con có đủ bản lĩnh và tự tin đối diện với những tình huống khó khăn cũng như xoa dịu những tổn thương tâm lý.
Có thể thấy bạo lực mạng có tác động tiêu cực không kém gì bạo lực thân thể. Nếu những hành vi này được lặp đi lặp lại sẽ trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân, gia tăng cảm xúc tiêu cực, lo lắng bất an thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm, tự tử. Web và mạng xã hội là ảo, nhưng hậu quả là có thật. Vì thế hãy là người tử tế và có trách nhiệm với mỗi bình luận, mỗi nút like và share để tạo ra một môi trường mạng xã hội an toàn bạn nhé!
Xem thêm: Tính chiếm hữu là gì? Cách thay đổi tích cực để cải thiện mối quan hệ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.