Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Bạo lực thể chất: Nguyên nhân, hình thức và các cấp độ bảo vệ

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạo lực thể chất bao gồm nhiều hình thức và cấp độ xâm hại đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người khác, đặc biệt là trẻ em. Trở thành nguyên nhân gây ra những sang chấn tâm lý, khiến thần kinh nạn nhân không còn tỉnh táo và luôn bị ám ảnh về tinh thần, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến mất mạng.

Các hiện tượng bạo lực thể chất có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Tình trạng bạo lực vẫn luôn diễn ra âm thầm mỗi ngày nhưng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để cải thiện vấn đề xã hội này, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nạn nhân. Vậy bạo lực thể chất bao gồm những hành vi nào? Các cấp độ bảo vệ nạn nhân bị bạo hành là gì? Mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.

Hiểu đúng về bạo lực thể chất

Bạo lực thể chất có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó được chia thành 2 quan điểm phổ biến:

  • Theo chính trị học: Đóng vai trò là hình thức vận động chính trị bằng cách sử dụng nó để đạt được mục đích riêng như lật đổ chính quyền,...
  • Hiện tượng xã hội: Có ý nghĩa chiếm đoạt và làm tổn thương đến người khác, nếu nghiêm trọng có thể quy vào tội hình sự và chịu trách nhiệm dưới pháp luật.

Tuy nhiên hai ý nghĩa trên vẫn chưa phản ánh hết được các khía cạnh của bạo lực thể chất trong thực tế, theo đó bạo lực không chỉ tác động vào thân thể mà còn có những lời nói làm hao tổn tinh thần của người khác theo nhiều cách thức và mục đích khác nhau.

Đặc biệt đối với trẻ em, việc thể hiện bạo lực sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực về lâu dài cho sự phát triển, thậm chí có thể dẫn đến nhiều rối loạn tâm thần trẻ em thể hiện rõ rệt qua hành vi mỗi ngày, kết quả học tập của bé. Vì lẽ đó mà mỗi gia đình cần phải nhận thức sớm về tác hại cũng như các nguyên nhân gây ra bạo lực thể chất để cùng hành động bảo vệ trẻ em nói riêng và tất cả mọi người nói chung khỏi vấn nạn bạo lực.

Bạo lực thể chất: Nguyên nhân, hình thức và các cấp độ bảo vệ 1
Bạo lực thể chất không chỉ tác động về thân thể mà còn ảnh hưởng tâm lý về lâu dài

Nguyên nhân nào gây ra bạo lực thể chất ở trẻ

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng bạo lực thể chất ngày càng có xu hướng gia tăng, cụ thể là các nguyên nhân sau đây:

Cha mẹ thường bỏ bê và lạm dụng con cái

Không phải gia đình nào cũng dành nhiều sự quan tâm đối với con cái, thậm chí có gia đình các bé phải tự lập từ nhỏ vì bố mẹ bận mưu sinh hoặc khi con trẻ có những hành vi và cảm xúc không đúng, thay vì chọn giải thích tích cực thì phụ huynh thường chọn tác động vào thân thể, điều này có thể gây ra những tiêu cực cho bé khi lớn lên.

Gia đình hay có mâu thuẫn

Nếu gia đình hay có những mâu thuẫn bất đồng, áp lực gia đình gây ra những căng thẳng kéo dài trong gia đình có thể là điều kiện dễ gây ra bạo lực về thân thể.

Bạo lực thể chất: Nguyên nhân, hình thức và các cấp độ bảo vệ 2
Mâu thuẫn gia đình dễ dẫn đến các hình thức về bạo lực thân thể

Bố mẹ bỏ bê hoặc hiểu lầm hành vi của con trẻ

Bên cạnh có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần ổn định, tình yêu thương quan tâm của cha mẹ là điều kiện để giúp trẻ trưởng thành tốt nhất. Thực tế có nhiều bố mẹ xem nhẹ tâm lý cảm xúc của trẻ nhỏ vì nghĩ rằng con của mình còn nhỏ và cần phải nghe theo bố mẹ, thay vì áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, bố mẹ thường không cho bé quyền đưa ra quan điểm của bản thân.

Hơn nữa việc bỏ bê cảm xúc của con trẻ còn làm khoảng cách giữa bố mẹ và con cái cách xa nhau hơn, trẻ sẽ dần trở nên sống khép kín hơn, khó mở lòng chia sẻ với bố mẹ về các hoạt động diễn ra mỗi ngày.

Lạm dụng thể chất về thân thể lẫn tinh thần ở trẻ em là vấn đề quan trọng hiện nay trong xã hội cần được nhận thức sớm ở các bậc phụ huynh. Qua đó có thể kết hợp giữa hình thức giáo dục giữa nhà trường và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền trẻ em cho các bé để góp phần giảm thiểu các tình trạng bạo lực trong xã hội.

Các hình thức bạo lực thể chất

Qua định nghĩa và các nguyên nhân về bạo lực thể chất, bạn đọc có thể hiểu được bản chất thật sự của bạo lực thể chất là xâm phạm đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thân thể gây ra những tổn thương tâm lý cho người khác.

Dưới đây là các hình thức và phân loại theo môi trường bạo lực thể chất và cấp độ bảo vệ bao gồm:

Môi trường bạo lực thể chất

Bạo lực gia đình: Là các hành vi cố tình gây hại hoặc có khả năng gây hại đến thể chất của thành viên gia đình, bằng cách đánh đập, ngược đãi, hành hạ, cưỡng ép làm việc lao động quá sức và bạo lực tình dục.

Bạo lực học đường: Diễn ra ngay trong môi trường giáo dục bằng các hành vi thô bạo, vi phạm đạo đức nhằm mục đích xúc phạm, lăng mạ người khác trong nhà trường. Hình thức thể hiện bạo lực học đường bao gồm đánh nhau, quấy rối tình dục, sử dụng vũ khí giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô và học sinh, giữa thầy cô với thầy cô,...

Hình thức bạo lực thể chất trẻ em

Bạo lực thân thể trẻ em: Bao gồm tất cả hành vi đánh đập, ngược đãi và hành hạ sức khỏe, tinh thần của trẻ, thể hiện qua việc đánh nhau giữa học sinh, hình phạt từ nhà trường có hướng bạo lực.

Bóc lột trẻ em: Có xu hướng bắt ép trẻ em làm nhiều việc không đúng với Luật lao động Việt Nam, bắt ép tham gia vào các hành vi khiêu dâm để mục đích kiếm lợi bất chính.

Xâm hại tình dục trẻ em: Sử dụng các công cụ đe dọa, cưỡng bức, bắt buộc trẻ em phải tham gia vào hành vi liên quan đến tình dục như giao cấu, hiếp dâm, lợi dụng trẻ em vào mục đích mại dâm.

Ngoài các trường hợp trên, trẻ em cũng có thể trở thành nạn nhân của xung đột vũ trang, bắt buộc tham gia vào các cuộc chiến tranh đánh bom. Mặc dù hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã độc lập, nhưng sự ảnh hưởng về các cuộc chiến tranh ngày xưa ít nhiều vẫn đọng lại trong tâm lý trẻ em qua lời kể của thế hệ trước.

Bạo lực thể chất: Nguyên nhân, hình thức và các cấp độ bảo vệ 3
Trẻ em trở thành nạn nhân của nhiều trường hợp bạo lực tình dục cần được báo động

Các cấp độ bảo vệ bạo lực thể chất

3 cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng bạo lực thể chất đang ngày càng tăng hiện nay, bao gồm:

Cấp độ phòng ngừa: Hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường lành mạnh, giảm tỷ lệ trẻ em bị bạo lực thể chất bằng cách nâng cao nhận thức về quyền và hành động bảo vệ trẻ em cho mọi thành viên trong cộng đồng.

Cấp độ hỗ trợ: Hướng đến mục tiêu phát hiện trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, giảm thiểu và loại bỏ nguy cơ bạo lực cho trẻ em. Qua đó các cá nhân, gia đình và tổ chức phải có trách nhiệm về việc cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng để giảm dần tình trạng trẻ em bị bạo lực.

Cấp độ can thiệp: Trường hợp này trách nhiệm chính là các cơ quan nhà nước liên quan cần tiếp nhận thông tin về tình trạng trẻ bị bạo lực ở địa phương để xử lý thích hợp, giảm nguy cơ tổn hại cho trẻ.

Bạo lực thể chất: Nguyên nhân, hình thức và các cấp độ bảo vệ 4
3 cấp độ bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo lực

Qua bài viết mọi người có thể biết được mức độ nghiêm trọng của bạo lực thể chất đối với tâm lý nạn nhân và sự phát triển trí não, hành vi của trẻ em như thế nào, ai cũng đều có khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực thể chất, vì thế hãy nhận thức đúng để có những giải pháp can thiệp tránh để lại hậu quả hối tiếc.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin