Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng khô môi nứt nẻ, chảy máu gây ra những phiền toái và đau đớn cho người bị. Hãy tham khảo ngay cách trị khô môi mùa lạnh dưới đây để cải thiện tình trạng trên nhé!
Mùa lạnh khiến không khí khô hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng da khô vì mất đi độ ẩm. Vùng da môi là vùng nhạy cảm vì vậy thường bị khô nhiều nhất. Điều đó mặc dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng khiến người bị khó chịu và mất đi sự tự tin. Hãy tham khảo ngay 9 cách trị khô môi mùa lạnh để tạm biệt đôi môi nứt nẻ nhé!
Nha đam là một dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe của làn da. Dùng nước ép tho lên môi, giữ trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Bạn có thể ép thêm một chén nước nha đam để dùng dần. Nhưng chỉ dùng tối đa khoảng 3 ngày phải thay nước để tránh hỗn hợp biến chất. Nha đam rất lành tính nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Sử dụng nha đam giúp giảm tình trạng khô và nứt nẻ môi vào mùa đông
Bạn không tin ư, dầu ăn có thể giúp trị khô môi mùa lạnh. Bước đầu tiên chỉ cần làm sạch môi sau đó thoa lên một lớp dầu mỏng nhẹ. Giữ môi trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại vào nước ấm. Thời gian thực hiện tốt nhất là nên trước khi đi ngủ.
Dầu dừa được mệnh danh là loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên không có tác dụng phụ. Bạn chỉ cần thoa lên môi sau khi làm sạch môi sẽ giúp môi hết khô và ẩm mượt hơn. Nếu kiên nhẫn dùng một vài lần sẽ cho thấy tác dụng kỳ diệu. Bên cạnh dầu dừa thì bạn có thể dùng dầu mù tạt, dầu thầu dầu hoặc dầu ô liu,…
Đừng để tình trạng môi khô nứt nẻ kéo dài sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Hãy áp dụng ngay cách trị khô môi mùa lạnh với mật ong. Mật ong được biết đến là chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể dùng chúng để làm đẹp một cách tuỳ tiện. Hãy thoa lên môi chỉ khoảng 30 giây và thoa tiếp lớp mỡ lên.
Để môi yên tầm 15 phút lấy khăn lau khô mỡ và mật ong. Bạn nên thực hiện việc này khoảng 2 lần một tuần trước giờ đi ngủ sẽ giúp môi mềm mại hơn rất nhiều.
Mật ong giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập khi môi nứt nẻ
Một trong những nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ là do môi không được tẩy da chết. Bạn chỉ cần trộn mật ong và đường với nhau để có hỗn hợp tẩy da chết hoàn hảo. Bạn bôi hỗn hợp vừa tạo được lên môi và mát xa nhẹ nhàng để khoảng 5 phút. Sau cùng rửa sạch bằng nước ấm nếu có dầu ô liu thì bôi thêm lên để có đôi môi xinh.
Hoa hồng cũng là một trong những thần dược chăm sóc da của phái đẹp. Trong đó cánh hoa hồng tươi có tác dụng trị khô môi mùa lạnh rất tốt. Hãy lựa chọn những cánh hoa hồng còn tươi và đem ngâm vào sữa tươi khoảng vài giờ.
Sau đó bạn dùng thìa miết lên để giúp cánh hoa nhuyễn ra thành hỗn hợp dẻo quánh. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bôi lên môi một lớp hỗn hợp hoa hồng sẽ giúp môi không còn nứt nẻ nữa mà căng mịn đẹp tựa cánh hoa hồng.
Nếu bạn đang bị hành hạ bởi tình trạng khô môi nứt nẻ mùa lạnh. Hãy dùng dưa chuột cắt thành nhiều lát mỏng rồi cầm chà lên môi. Lúc này tinh chất có trong dưa leo sẽ thẩm thấu vào giúp môi hết nứt nẻ và mềm mại hơn. Ngoài vùng môi ra thì bạn cũng có thể áp dụng với mọi vùng da khác trên cơ thể mình.
Trị môi khô mùa lạnh bằng dưa leo đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả
Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Không những vậy, nước còn là phương pháp trị khô môi mùa lạnh rất hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ hanh khô thì nên dùng máy điều hòa nhiệt. Ngoài ra cần ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C rất tốt cho làn da. Đặc biệt cần đảm bảo uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
Từ xa xưa người ta đã biết dùng mỡ lấy từ gà, vịt để giúp môi mềm mịn. Hơn nữa mỡ gia cầm còn chống nứt nẻ. Bạn có thể thử cách trị khô môi mùa lạnh này nhưng nên vệ sinh môi thật sạch sau khi dùng để tránh cảm giác mất vệ sinh.
Người ta nói “phòng hơn chữa” vì vậy đừng đợi đến khi đôi môi nứt nẻ và bong tróc mới lo chăm sóc. Để không phải tốn nhiều công sức trị khô môi mùa lạnh thì ngay từ ban đầu bạn cần có sự chăm chút dành cho bộ phận này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để luôn có đôi môi mềm mịn, căng bóng.
Một số người cho rằng việc liếm môi là cung cấp nước và cũng là để loại bỏ lớp vỏ bong tróc. Từ đó môi sẽ hết khô và có lớp da mới đẹp. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Việc bạn liêm môi vô tình khiến môi tiếp xúc nhiều với nước bọt khiến môi mất đi độ ẩm tự nhiên.
Ngoài ra còn khiến môi khô và có nguy cơ chảy máu, gây tổn thương vì đã mất đi lớp bảo vệ. Để tránh bị khô môi nứt nẻ mùa lạnh bạn nên hạn chế tối đa việc liếm môi.
Mùa lạnh là thời điểm da rất nhạy cảm nên bạn cần chọn mỹ phẩm cẩn thận hơn. Hãy hạn chế dùng các loại son có chứa hóa chất. Hãy sử dụng các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc tự nhiên. Chúng không những dễ tẩy trang và còn giữ ẩm tốt, không độc hại cho da. Ví dụ như cacao, dầu dừa và bơ thực vật,…
Ngoài ra bạn không nên dùng son thoa trực tiếp lên môi. Điều này sẽ khiến hóa chất tác động thẳng lên da môi gây thâm rất nhanh. Bạn hãy thoa một lớp son dưỡng môi lên trước khoảng 5 phút rồi hãy tô son màu. Như vậy lớp son dưỡng sẽ ngấm vào và bảo vệ da.
Hãy lựa chọn dùng các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên để hạn chế bị khô môi nứt nẻ
Ngoài các biện pháp chăm sóc da bên ngoài, bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng từ bên trong. Các thực phẩm giàu vitamin C, hoa quả, bưởi, táo, cam quýt… rất tốt cho làn da mùa đông. Để ngăn chặn tình trạng khô môi hãy tránh xa các loại thức ăn cay nóng, tiêu, ớt hay rượu bia… Ngoài ra bạn cần uống đầy đủ nước để cung cấp độ ẩm cho làn da.
Trên đây là 9 cách trị khô môi mùa lạnh từ những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm. Chúc bạn áp dụng thành công nhanh chóng tạm biệt đôi môi nứt nẻ. Ngoài các cách làm trên bạn có thể dùng thêm son dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt để luôn sở hữu đôi môi mềm mịn, tươi tắn, căng mọng, rạng ngời nhé!
Nguyễn Khuyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...