Rét đậm, bệnh nhiều - Làm sao để khỏe mạnh suốt mùa đông?
Biến đổi khí hậu đang diễn ra khiến cho thời tiết thay đổi theo hướng khó đoán hơn. Vào những ngày gần cuối năm và đầu năm mới, khi giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, thời tiết bắt đầu có những thay đổi, lạnh và rét đậm hơn, nhưng cũng có khi nóng và lạnh xảy ra đột ngột xen giữa trong ngày hoặc các ngày. Cảm cúm và viêm phổi là những bệnh lý phổ biến vào thời điểm này.
Mùa đông giá lạnh - Kẻ thù số một của sức khỏe
Những ngày cuối năm cũng như đầu năm thời tiết trở nên ngày càng lạnh, miền Bắc nước ta đã trải qua những đợt rét đậm kéo dài. Trời trở lạnh bất chợt khiến cho các căn bệnh về đường hô hấp dễ xuất hiện hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khỏe mạnh và phòng bệnh suốt mùa đông, bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để vận dụng cho chính mình cùng các thành viên trong gia đình.
Mùa đông giá lạnh - Kẻ thù số một của sức khỏe
Sự suy giảm nhiệt độ môi trường có mối liên hệ mật thiết với việc suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể con người. Điều này khiến cơ thể trở nên dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây bệnh theo mùa, đặc biệt trong mùa đông.
Mùa đông - Mùa của những căn bệnh thường gặp
Khi trời chuyển từ hè, thu sang đông, sự thay đổi thất thường của khí hậu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của nhiều loại mầm bệnh, chẳng hạn như:
Bệnh về đường hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm là các căn bệnh thường bắt gặp khi thời tiết chuyển lạnh, nguyên nhân chủ yếu là do virus cảm lạnh (Rhinovirus) và virus cảm cúm (Influenza) phát triển mạnh mẽ vào mùa đông. Các triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến hệ hô hấp là sổ mũi, ho, sốt hay mệt mỏi. Thêm nữa, các bệnh này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi gây khó thở, và thậm chí tử vong, nhất là ở những đối tượng nguy cơ.
Bệnh về tim mạch: Mạch máu co thắt đột ngột dẫn đến tăng huyết áp khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Bệnh về xương khớp: Các cơn đau khớp trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng vận động của người cao tuổi trong mùa đông.
Vấn đề về tâm lý: Việc thay đổi về thời tiết cũng gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, khiến cho việc xuất hiện bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder - SAD) trở nên nhiều hơn và có nguy cơ thêm trầm trọng.
Đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất khi đông tới?
Bệnh theo mùa là điều khó thể tránh khỏi trong mùa đông, và trong gia đình bạn, có những đối tượng chúng ta cần đặc biệt quan tâm.
Một trong những yếu tố có thể khiến bệnh xảy ra trong cơ thể là sức đề kháng kém, như trẻ em, người cao tuổi hay những người có bệnh nền. Không khí lạnh làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cho cơ thể của những đối tượng này dễ bị tấn công hơn bởi tác nhân vi khuẩn và virus, từ đó nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cùng các biến chứng của nó sẽ cao hơn.
Khi chúng ta càng già đi, cơ thể càng khó đáp ứng nhanh chóng với hiện tượng cảm lạnh. Việc làm ấm cơ thể để đáp ứng phù hợp với thay đổi bên ngoài cũng trở nên mất nhiều thời gian hơn.
Phòng bị trước mùa đông, giữ ấm cơ thể luôn khỏe mạnh
Giữ ấm cơ thể là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông. Tuy nhiên, bên cạnh việc giữ ấm cơ thể đối với tác nhân thời tiết từ bên ngoài, chúng ta cũng cần chú ý đến việc tăng cường sức đề kháng từ bên trong chính cơ thể của mình để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
Bí quyết để giữ ấm cơ thể hiệu quả
Để chống lại với thời tiết đang ngày càng trở lạnh, cơ thể chúng ta cần phải giữ nhiệt độ ở mức ổn định. Nhiệt độ càng giảm, nguy cơ mắc bệnh càng cao nên việc giữ ấm cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt ở các vùng nhạy cảm như cổ, ngực, bàn tay và bàn chân. Nhiệt độ cơ thể cần được duy trì ở mức thích hợp để vừa đảm bảo hoạt động sinh hoạt, vừa có thể tránh được các loại bệnh giao mùa, khi nhiệt độ bên ngoài dao động từ 24 - 27 độ C.
Bảo vệ bản thân trước sự tấn công của mùa lạnh
Người cao tuổi hoặc người có bệnh nền (như tim mạch, đái tháo đường) cần đảm bảo uống thuốc đúng giờ, đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ, và luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần, nhất là trước khi mùa đông đến - thời điểm các bệnh nền dễ khởi phát và trở nặng.
Một điều không kém phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trước mùa đông là việc chủ động tiêm vắc xin. Vắc xin cúm mùa giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và giảm nhẹ các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, tiêm vắc xin phế cầu cũng là một việc làm cần thiết để phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm màng não do chủng vi khuẩn này gây ra.
Tiêm vắc xin cúm
Người cao tuổi là nhóm nguy cơ được khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối tượng từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh phổi mạn tính, tim mạch hoặc đái tháo đường.
Dinh dưỡng đúng cách, khỏe mạnh suốt mùa đông 1
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong mùa đông. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, việc duy trì hoạt động thể chất thường xuyên cũng góp phần tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với thời tiết lạnh.
Dinh dưỡng thông minh, tăng cường sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc giữ ấm cũng như cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể qua mùa đông. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm có khả năng làm ấm cơ thể và hỗ trợ tăng sức đề kháng như gừng, mật ong hay tỏi. Ngoài ra, cũng cần chú ý bổ sung vitamin C từ các loại trái cây (như cam, bưởi, kiwi) và ăn nhiều rau xanh để giúp tăng cường hệ miễn dịch, cũng như giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong mùa đông, chúng ta nên bổ sung nước ấm thường xuyên, vì bên cạnh vai trò giữ nhiệt cho cơ thể, nước ấm còn hỗ trợ tiêu hóa và làm ấm đường hô hấp. Trà gừng cũng là một trong những loại trà được sử dụng nhiều trong mùa lạnh. Tính nóng của gừng sẽ nhanh chóng làm ấm cơ thể và làm giảm đi các cảm giác khó chịu do nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, cần chú ý hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chiên rán mặc dù khi trời lạnh, nhu cầu ăn uống sẽ tăng lên để giữ ấm cho cơ thể.
Thực phẩm dầu mỡ và tác hại
Các thực phẩm dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề về cân nặng, ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày, và từ đó có thể dẫn đến những rối loạn cơ thể không mong đợi như táo bón, khó tiêu hay đầy bụng.
Dinh dưỡng đúng cách, khỏe mạnh suốt mùa đông 2
Bạn nên ăn uống điều độ, tránh ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc có độ mặn cao để đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt mùa đông.
Lối sống lành mạnh, sức khỏe toàn diện
Không tiếp xúc với ánh mặt trời trong nhiều ngày vào những ngày đông có thể khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và dễ buồn ngủ. Tuy nhiên, việc ngủ trái thời gian có thể gây ra các tình trạng như đau đầu và tâm trạng dễ cáu gắt hơn. Vì thế một giấc ngủ ngon vừa giúp cơ thể nghỉ ngơi, lại vừa giúp tinh thần thoải mái.
Hãy luôn đảm bảo cơ thể được giữ ấm. Trong nhà, bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ trong nhà, hay tập thở. Bên ngoài, mặc dù thời tiết có thể lạnh nhưng bạn vẫn có thể đi bộ, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời với cường độ và thời gian hợp lý. Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ vitamin D để tăng cường hệ miễn dịch, cũng như cải thiện tinh thần, tránh tình trạng bị rối loạn cảm xúc theo mùa.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cơ thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Việc chủ động bảo vệ sức khỏe vào mùa đông là điều thiết thực. Thêm vào đó, giữ gìn sức khỏe bản thân sẽ giúp cho chúng ta có một tinh thần sảng khoái, tươi vui để chào đón những ngày lễ cuối năm cũng như một năm mới sum vầy cùng người thân. Rét đậm, thời tiết trở lạnh gây sẽ khó chịu cho cơ thể, nhưng trải qua mùa đông khỏe mạnh là điều hoàn toàn có thể đạt được một cách dễ dàng với kết quả ngoài mong đợi nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách.
Trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh cộng đồng – Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trên 10 năm công tác trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh: X – Quang tổng quát và Siêu âm tổng quát. Hiện là giảng viên chính Chương trình đào tạo liên tục (CME) về An toàn Tiêm chủng của HCDC.