Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà hiệu quả

Ngày 12/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cơn đau nhói tim là tình trạng phổ biến thường gặp, cơn đau có thể ngắn hoặc kéo dài như một lời cảnh báo cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà để bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!

Đau tim là một trường hợp cấp cứu y tế cần được can thiệp nhanh chóng để tăng cơ hội sống sót và giảm tổn thương cho tim. Các triệu chứng của một cơn đau tim và mức độ nặng nhẹ sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân. Cùng tham khảo những cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà giúp bạn ứng phó kịp thời và tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra cơn đau nhói tim

Có nhiều loại bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến các cơn đau nhói tim. Mà nguyên nhân chính là do cholesterol tích tụ trong máu tạo thành các mảng xơ vữa. Chúng hình thành bên trong các động mạch vành đảm nhận trách nhiệm cung cấp máu cho tim. Xơ vữa động mạch dần dần thu hẹp các mạch máu. Đồng thời, khả năng bơm máu giàu oxy của tim giảm.

bat-mi-cach-tri-dau-nhoi-tim-tai-nha-hieu-qua 1.jpg
Có nhiều loại bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến các cơn đau nhói tim

Cholesterol cũng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể, vì thế bạn hãy áp dụng phương pháp giảm mỡ bụng thông qua tập luyện và hình thành thói quen ăn uống khoa học. Những phương pháp đó không chỉ giúp giảm mỡ thừa, hạn chế tăng cholesterol mà còn giúp hạn chế mắc bệnh tim mạch.

Nếu động mạch vành hẹp hơn 50%, cơ tim sẽ bị thiếu máu và oxy, gây ra cơn đau thắt ngực tim. Nếu mạch vành bị tắc toàn hoàn thì nguy cơ xuất hiện các cơn đau nhói tim là rất cao.

Các triệu chứng của cơn đau nhói tim

Các triệu chứng của một cơn đau tim rất khác nhau, đa dạng về mức độ và biểu hiện giữa các bệnh nhân. Một số người có tất cả các triệu chứng và có những người thì không. Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ lớn tuổi hoặc người mắc bệnh tiểu đường sẽ khác hơn so với những bệnh nhân bình thường. Một số triệu chứng điển hình của cơn đau nhói tim bao gồm:

  • Cảm thấy đau nhói ngực, tức ngực, chèn ép tim. Cơn đau xuất phát từ vùng ngực trước tim sau đó có thể lan ra cổ, vai, lưng và cánh tay, đôi khi cơn đau lan xuống bụng.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ngất đột ngột.
  • Cảm thấy khó thở, da nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh.
  • Khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn.
  • Cơ thể yếu dần, thường là ở người lớn tuổi.

Một số bệnh nhân trên 75 tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường bị đau nhói tim mà không đau thắt ngực. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào mức độ đau ngực để xác định một người có bị đau tim hay không. Điều này có thể khiến bạn bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị cho bệnh nhân. Bạn cũng cần lưu ý rằng cơn đau tim thường kéo dài hơn 20 phút so với cơn đau thắt ngực.

Cách xử lý khi có người bị đau nhói tim

Trong cơn đau nhói tim, các cơ tim có thể đang bị phá hủy từng giây từng phút mà không thể hồi phục được. Do đó, việc giảm nhanh cơn đau nhói tim tại nhà là vô cùng cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế mức độ tổn thương cho tim.

bat-mi-cach-tri-dau-nhoi-tim-tai-nha-hieu-qua 2.jpg
Việc giảm nhanh cơn đau nhói tim tại nhà là vô cùng cần thiết để cứu sống bệnh nhân

Khi có người bị đau nhói tim, việc đầu tiên cần làm khi sơ cứu tại nhà là nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa người đó đến cơ sở y tế gần nhất. Khi bạn đến phòng cấp cứu, hãy nói với bác sĩ về cơn đau tim để có thể can thiệp y tế ngay lập tức. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy cung cấp thông tin liên quan đến cơn đau cho bác sĩ của bạn. Ví dụ: Thời điểm khởi phát, cường độ đau tăng dần theo thời gian, tiền sử bệnh và thuốc bệnh nhân đang dùng...

Cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà trong tình huống khẩn cấp

Điều trị tại chỗ cũng là một cách trị nhói tim tại nhà quan trọng trong khi chờ xe cứu thương. Những điều bạn có thể làm cho bệnh nhân bao gồm:

Về trang phục và tư thế

Cởi khuy cổ, ngực và bụng của bệnh nhân, sau đó đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái với đầu và vai được nâng đỡ. Ngoài ra, nên để cong đầu gối bệnh nhân để giảm áp lực cho tim.

Cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà nhờ sử dụng thuốc hỗ trợ tại chỗ

Bệnh nhân có thể uống một liều aspirin dạng viên nén (300mg). Loại thuốc này làm tan huyết khối và giảm tổn thương cho cơ tim. Tuy nhiên, không nên sử dụng aspirin nếu người bệnh bị dị ứng hoặc nếu bác sĩ chống chỉ định.

Ngoài ra, những người bị đau nhói tim có thể được sơ cứu bằng cách dùng nitroglycerin hoặc các loại thuốc khác mà bệnh nhân đã sử dụng trước đó. Bạn cần lưu ý không nên dùng chung thuốc với người khác vì tình trạng của mỗi người là khác nhau.

Cách giảm cơn đau nhói tim tại nhà với phương pháp CPR

Nếu người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch, hồi sức tim phổi (CPR) là một cách chữa đau nhói tim tại nhà bạn cần áp dụng. Bạn cũng có thể sử dụng máy khử rung tim tự động bên ngoài nếu có. Thiết bị này tạo ra dòng điện để điều chỉnh nhịp tim bất thường.

bat-mi-cach-tri-dau-nhoi-tim-tai-nha-hieu-qua 3.jpg
Hồi sức tim phổi cần được áp dụng nếu người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch

Với một cơn đau tim đột ngột, có thể khó biết chính xác những bước sơ cứu cần thực hiện. Do đó, người có tiền sử bệnh tim cần chuẩn bị sẵn những thông tin sau để phòng khi cần: Số điện thoại cấp cứu của bệnh viện nơi mình đang điều trị, số điện thoại của người thân, luôn mang theo bên người loại thuốc bệnh tim đang dùng…

Ngoài các phương pháp điều trị trên, cách tốt nhất là bạn nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên, hãy luôn giữ tinh thần thật thoải mái…

Đau nhói tim là một tình trạng bất ngờ và cực kỳ nguy hiểm. Do đó, điều cấp thiết là chúng ta phải được trang bị thông tin đầy đủ về cơn đau tim và các biện pháp khắc phục tại nhà kịp thời. Ngoài ra, với những người khỏe mạnh cũng đừng chủ quan, nếu đột nhiên có các triệu chứng về tim như đau đầu tim đập nhanh, tim đập mạnh khó thở…, thì nên đi khám kịp thời, tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Xem thêm: 

Hít thở sâu bị nhói tim là triệu chứng bệnh gì?

Tìm hiểu những biểu hiện của cơn đau thắt ngực không điển hình

 

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm