Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp tay cổ gây hiện tượng sưng, nhức, khó chịu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa đau nhức hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Đau khớp tay cổ là tình trạng khớp tay cổ sưng đau, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của con người. Bệnh thường gặp nhiều ở giới văn phòng, những người thường xuyên sử dụng đôi tay để làm việc hay những người chơi thể thao.
Đau khớp tay cổ báo hiệu các mô sụn và sụn dưới xương ở khớp cổ tay bị tổn thương hoặc bị bào mòn. Từ đó, các xương cọ xát nhau, đầu xương chèn ép lên dây chằng làm cứng khớp, gây viêm.
Được biết, khớp cổ tay kết nối xương bàn tay và cẳng tay để thực hiện hoạt động cầm nắm. Phần khớp cổ tay rất dễ bị tổn thương do phải hoạt động với tần suất lớn. Tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng tình trạng đau này làm cản trở đến các hoạt động tay của người bệnh và tạo cảm giác đau nhức, khó chịu. Từ đó, người bệnh sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi di chuyển, cầm nắm hay cử động tay.
Tình trạng đau khớp tay cổ có triệu chứng ban đầu là sưng tấy, đỏ ở vùng cổ tay. Đôi khi có kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện khi cử động bàn tay, cầm nắm, lái xe… Bệnh tăng nặng về đêm khiến người bệnh khó ngủ. Gây cứng khớp khi thức dậy, làm giảm sự linh hoạt hoặc tạo ra tiếng kêu “lục cục” khi vận động.
Đối với những trường hợp bị đau khớp cổ tay do bị va đập mạnh, chấn thương, hoạt động tay quá nhiều… thì cơn đau sẽ giảm dần sau khi được sơ cứu vết thương hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi các cơn đau nhức kéo dài mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y khoa để được thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Bệnh đau khớp ở tay cổ hình thành và phát triển do hai yếu tố chính: Nội sinh và ngoại sinh.
Theo thời gian, cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng sẽ bị lão hóa. Các mô sụn và sụn dưới khớp bị hao mòn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm hình thành, gây sưng và đau khớp cổ tay.
Ngoài ra một số bệnh lý mãn tính: Bệnh Gout, lupus, viêm khớp dạng thấp… cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp.
Tùy vào tình trạng và mức tổn thương mà các yếu tố ngoại sinh có thể chia ra thành nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đau khớp do chấn thương trong lúc chơi thể thao, tai nạn lao động hay tai nạn giao thông làm cho khớp cổ tay chịu áp lực lớn. Từ đó, gây đau khớp, viêm khớp và trật khớp. Bệnh sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tiếp đó, tính chất công việc cũng gây nên tình trạng đau khớp tay. Nhân viên văn phòng, những người thường xuyên sử dụng đôi tay như họa sĩ, thợ may, thợ mộc… là nhóm đối tượng dễ bị bệnh đau khớp cổ tay.
Hay do yếu tố di truyền, theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, những người có ba mẹ hoặc có người thân trong gia đình có tiền sử về bệnh khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có gia đình không mắc bệnh.
Ngoài ra, đau khớp còn xuất hiện do thay đổi thời tiết. Thời tiết lạnh, đặc biệt là thời điểm giao mùa, cơ thể không kịp thích nghi, gây nên hiện tượng đau khớp, mất ngủ về đêm.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị đau khớp tay cổ, đem lại hiệu quả cao .
Phương pháp Tây y được ưa chuộng bởi tác dụng giảm đau nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chính xác chỉ định của bác sĩ, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh do tác dụng phụ của thuốc: Viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận….
Trong trường hợp đau khớp do nứt hoặc gãy xương nhẹ, các chuyên gia sẽ nắn chỉnh các mảnh xương vào đúng vị trí , để cơ thể tự chữa lành tổn thương. Đối với tình trạng này, bạn cần bó bột hoặc đeo nẹp để cố định những mảnh xương gãy. Đồng thời, việc đeo nẹp còn giúp hạn chế sự vận động của cổ tay, tạo điều kiện cho quá trình hồi phục của xương được nhanh chóng.
Hiện nay, các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến dành cho trường hợp đau khớp ở tay cổ thể nhẹ. Các bài tập này cũng khá hiệu quả đối với những người phẫu thuật khớp cổ tay, giúp tình trạng bệnh hồi phục tốt hơn.
Mặc dù, không thể ngăn chặn hết tất cả nguyên nhân phát sinh gây ra bệnh đau khớp ở tay cổ. Tuy nhiên, vẫn có một vài mẹo nhỏ góp phần hỗ trợ bảo vệ bộ phận này.
Cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể
Người trưởng thành cần hấp thụ 1.000 mg canxi mỗi ngày, đảm bảo sức khỏe xương khớp. Đối với phụ nữ trên 50 tuổi, hàm lượng canxi sẽ cần tăng lên 1.200 mg.
Cẩn thận khi đi lại
Việc cẩn thận trong lúc vận động, mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định trong công việc hoặc thi đấu thể thao là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những cơn đau khớp do chấn thương không mong muốn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về nguyên nhân và các biện pháp điều trị bệnh đau khớp tay cổ. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được căn bệnh đau khớp tay. Cuối cùng, hãy giữ cho mình lối sống lành mạnh, cung cấp đủ canxi, cũng như thận trọng trong lúc vận động để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...