Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì dành cho mẹ bầu

Ngày 16/01/2023
Kích thước chữ

Khoai mì là một loại thực phẩm không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Khoai mì được chế biến có vị ngọt bùi và thơm ngon nên trở nên rất hấp dẫn với mọi người, kể cả mẹ bầu. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai ăn khoai mì sẽ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nhận định này có đúng không? Liệu đang mang bầu ăn khoai mì được không?

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn nên những thực phẩm được đưa vào chế độ ăn của mẹ bầu luôn được cân nhắc kỹ. Câu hỏi "bầu ăn khoai mì được không?" đang là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì dành cho mẹ bầu 1 Bầu ăn khoai mì được không

Bầu ăn khoai mì được không?

Khoai mì (hay còn gọi là sắn dây) là một loại lương thực cung cấp tính bột và hàm lượng dinh dưỡng khá cao có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng loại củ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu ăn không đúng cách, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Do đó, mẹ bầu không nên ăn khoai mì, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Trong khoai mì có chứa một lượng chất axit cyanhydric (HCN), đây là hợp chất dễ gây ra các vấn đề về đường tiêu hoá, thậm chí có thể gây ngộ độc cơ thể.

Mặc dù, cơ thể phải hấp thụ một lượng chất HCN nhất định mới có nguy cơ bị ngộ độc. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ thường khá yếu và sức đề kháng kém hơn bình thường nên gây khó khăn trong quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể phụ nữ mang thai tăng cao nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn khoai mì.

Theo nghiên cứu về dinh dưỡng, lượng HCN cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào giống khoai mì. Trên thực tế, giống khoai mì cao sản sẽ có hàm lượng HCN cao hơn các loại giống mì ngọt. Với hàm lượng HCN đạt mức 20mg có thể gây ngộ độc và trên 50mg có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế hoặc không nên ăn loại thực phẩm này để tránh những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Bầu ăn khoai lang được không?

Bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì dành cho mẹ bầu 2 Mẹ bầu không nên ăn bởi trong khoai mì có chứa hợp chất có thể gây ngộ độc

Lợi ích của khoai mì đối với sức khỏe

Bầu ăn khoai mì được không? Câu trả lời là không nên. Tuy nhiên, nếu bạn biết ăn đúng cách và với lượng phù hợp thì những dưỡng chất có trong khoai mì cũng mang lại những lợi ích sức khỏe cho người ăn. Một số tác dụng của khoai mì có thể kể đến như:

Tăng cường sức khỏe cho da: Từ trước đến nay, khoai mì luôn được các chị em phụ nữ xem là một loại thực phẩm vàng trong việc việc làm đẹp, đặc biệt là có tác dụng giúp da trở nên săn chắc, trắng sáng và mịn màng hơn. Được biết, trong củ khoai mì có chứa hàm lượng nước và các vi khoáng dồi dào. Những chất này có tác dụng dưỡng ẩm, trị các vết thâm nám và hỗ trợ làm sáng da. Bạn có thể sử dụng bột sắn để làm mặt nạ đắp mặt hoặc thêm khoai mì vào thực đơn trong các bữa ăn để sở hữu làn da khỏe đẹp.

Giảm cân và cải thiện vóc dáng: Ngoài công dụng giúp làm đẹp da, khoai mì còn được biết đến với tác dụng thần kỳ trong quá trình giảm cân và cải thiện vóc dáng. Thành phần chủ yếu trong khoai mì gồm có nước, khoáng chất, vitamin, chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là khoai mì chứa hàm lượng calo thấp. Chính nhờ điều này sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ.

Giúp chắc khỏe xương: Không chỉ mang lại tác dụng với bên ngoài, củ khoai mì còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe từ bên trong. Trong khoai mì có chứa hàm lượng chất kali và phốt pho đáng kể. Đây cũng chính là 2 loại khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của hệ xương khớp. Do đó, để có một hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh và vững chắc, hãy bổ sung khoai mì vào chế độ ăn nhé.

Ngăn ngừa tình trạng táo bón: Nguyên nhân chính gây ra chứng táo bón là do cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất xơ. Mặt khác, khoai mì lại chứa hàm lượng lớn chất xơ. Do đó, ăn khoai mì sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai mì còn có tác dụng hỗ trợ cân bằng chỉ số đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai nếu ăn với lượng vừa đủ.

Tốt cho hệ tiêu hoá: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một trong những đặc tính của khoai mì là có tính bazơ kiềm. Đây chính là yếu tố giúp trung hòa dịch axit dạ dày, làm dịu môi trường dạ dày. Từ đó, giúp hạn chế được nguy cơ hình thành nên một số bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Vậy nên bạn có thể ăn khoai mì để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tăng cường sức đề kháng: Khoai mì được xem là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao. Trung bình, cứ mỗi 100g khoai mì sẽ có tới 40 % axit ascorbic cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa giúp chống lại gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do chúng gây ra. Hơn nữa vitamin C có tác dụng tăng cường hàng rào miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn và virus gây hại, giúp cơ thể luôn mạnh khỏe, không dễ mắc bệnh.

Ăn khoai mì giúp tăng cường sức đề kháng Ăn khoai mì giúp tăng cường sức đề kháng

Lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì

Biết rằng ăn khoai mì là không nên, nhưng vẫn có nhiều mẹ bầu lại rất thèm loại củ này trong thời kỳ mang thai. Vậy để có thể đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con, mẹ bầu cần lưu một số vấn đề khi ăn khoai mì, cụ thể là:

  • Ăn khoai mì ở mức độ vừa phải, không quá 200 gram/ngày, không nên ăn thường xuyên.
  • Không được ăn khoai mì sống phải làm chín trước khi ăn. Không ăn lúc đói.
  • Hãy đảm bảo đã lột sạch bỏ khoai mì trước khi cho nấu chín. Đồng thời, hãy cắt bỏ 2 đầu của củ khoai mì để loại bỏ các chất độc có hại.
  • Ngâm khoai mì với nước sạch từ 1 - 2 ngày để loại bỏ độc tố và rửa lại với nước sạch nhiều lần trước khi chế biến.
  • Khi lựa chọn khoai mì, nên ưu tiên chọn những củ vừa mới thu hoạch, còn tươi. Bởi để càng lâu thì củ khoai sẽ tích tụ càng nhiều độc tố.
  • Có thể ăn khoai mì kèm với các thực phẩm khác, nhất là nên ăn kèm các món ăn có chứa nhiều protein để giảm bớt chất độc có trong khoai mì.

Bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì dành cho mẹ bầu 4

Nên làm sạch vỏ và ngâm kĩ khoai mì trước khi chế biến để loại bỏ độc tố

Có thể thấy rằng, mang thai là thời điểm mà cơ thể của người phụ nữ suy yếu nhất. Vì thế, chế độ ăn của các mẹ bầu cần được quan tâm nhiều hơn là điều cần thiết. Đối với thắc mắc bầu ăn khoai mì được không thì câu trả lời là không nên và hạn chế ăn loại củ này. Tuy nhiên, trong trường hợp quá thèm ăn thì mẹ bầu cần chú ý đến những điều mà Nhà thuốc Long Châu đã đề cập trong bài viết trên.

Xem thêm: Bầu ăn khoai môn được không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec & Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin