Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sắn là loại thực phẩm quen thuộc đối với mỗi người dân Việt. Không chỉ dễ trồng với năng suất cao, sắn còn đem lại nguồn năng lượng dồi dào, chất xơ cùng các loại vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Hẳn nhiều chị em thắc mắc rằng lúc mang bầu ăn củ sắn được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Vậy bà bầu ăn củ sắn được không? Củ sắn với vị ngọt và hương thơm đặc trưng đã trở thành món ăn quen thuộc với bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên hạn chế ăn sắn. Bởi vì củ sắn có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong giai đoạn ba tháng đầu mang thai. Ngoài ra, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc sắn, ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé và bà bầu.
Củ sắn là loại thực vật có hàm lượng tinh bột cao. Với vị ngọt thanh đặc trưng, đây là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho ngày dài làm việc. Nhờ khả năng chịu hạn tốt, sắn thường được trồng tại vùng có khí hậu nhiệt đới với năng suất thu hoạch cao.
Sắn có thể thưởng thức theo nhiều cách, củ có thể nướng hoặc luộc. Ngoài ra, sắn có thể xay thành bột để làm bánh. Lưu ý quan trọng nhất khi ăn củ sắn đó là loại bỏ hoàn toàn phần vỏ sắn và phải ăn chín nếu không sẽ dễ bị ngộ độc sắn, đặc biệt ở các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, người già và trẻ nhỏ.
Theo thông tin từ USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100 gam sắn có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, liệu bà bầu ăn củ sắn được không? Câu trả lời là không. Chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu cần hạn chế ăn củ sắn, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.
Vì sắn có chứa hàm lượng cao hoạt chất cyanhydric tập trung ở hai đầu và phần vỏ của củ sắn. Đây là hợp chất dễ gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến chuyển và khá yếu để loại bỏ chất độc. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai rất dễ bị ngộ độc sắn.
Bởi vậy, bà bầu không nên sử dụng nhiều sắn trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp mẹ bầu bồi bổ trong quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh.
Hiện nay, hội chứng chuyển hóa ngày càng phổ biến và đa dạng với các bệnh như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay bệnh gout. Đặc biệt ở đối tượng người già và người có chế độ ăn uống không ổn định, cân bằng dinh dưỡng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch.
Trong sắn có hàm lượng cao hoạt chất flavonoid cùng chất xơ. Tiêu thụ sắn sẽ giúp cơ thể điều hòa các quá trình chuyển hóa cũng như ngăn ngừa biến chứng liên quan tới tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Trong thành phần dinh dưỡng của sắn có chứa nhiều vitamin C cùng các loại vitamin thiết yếu khác. Vitamin C là tiền chất của collagen cũng như là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình liền sẹo, tái tạo mô da của cơ thể.
Ăn sắn sẽ giúp cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày cho cơ thể, tương đương 90 mg với nam giới trưởng thành và 75 mg với nữ giới trưởng thành. Từ đó, vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi trong cơ thể.
Từ xưa tới nay, sắn luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở nước đang phát triển, nhất là châu Phi. Cây sắn có khả năng chịu khô hạn cao và chống sâu bệnh tốt. Từ đó, cây sắn mang lại năng suất thu hoạch cao, là nguồn thực phẩm dự trữ tuyệt vời.
Chính vì vậy, củ sắn là một trong những biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ tại các nước nghèo và nước đang phát triển.
Tuy sắn có thành phần vi chất dồi dào, đa dạng nhưng trong loại thực phẩm này có tới 88 đến 90% là nước, còn lượng tinh bột chỉ chiếm 2%. Đồng thời, sắn chứa nhiều chất xơ và hoạt chất tốt cho sức khỏe.
Điều này giúp sắn trở thành món ăn hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giúp chị em no lâu và hạn chế tình trạng thèm ăn, ăn uống mất kiểm soát. Bên cạnh đó, lượng carbohydrate có trong sắn giúp cân bằng năng lượng được sử dụng, loại bỏ mỡ thừa và ngăn hình thành tích tụ chất béo tồn dư.
Theo thống kê, trong 100 gam sắn có chứa 150 calo, đây là con số khá cao nếu so sánh với các loại thực vật khác. Vì vậy, cần kiểm soát lượng sắn được tiêu thụ mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều sắn sẽ gây béo phì, tăng cân.
Ngoài ra, ăn nhiều sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa. Liệu bà bầu ăn củ sắn được không? Điều này là không nên vì trong sắn có chứa hàm lượng cao chất kháng dinh dưỡng. Chất kháng dinh dưỡng là loại hợp chất có trong thực vật, gây cản trở chức năng tiêu hóa đường ruột. Điều này sẽ khiến vitamin và khoáng chất khó được hấp thu, biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi chướng bụng…
Để ăn sắn an toàn, công đoạn chế biến củ sắn vô cùng quan trọng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn như sau:
Mặt khác, chuyên gia khuyến cáo một khẩu phần ăn hợp lý có chứa sắn với khối lượng 73 tới 113 gam. không nên ăn quá nhiều sắn trong một ngày.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Bầu ăn củ sắn được không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc, cung cấp cho cơ thể nhiều loại vi chất có lợi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn sắn, đặc biệt là giai đoạn ba tháng đầu tiên. Ngược lại, đây sẽ là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp chị em phục hồi sức khỏe sau sinh sản.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Medlatec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.