Bé 18 tháng đi chân vòng kiềng do đâu? Khắc phục bằng cách nào?
Ngày 04/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Khi nhận thấy bé 18 tháng đi chân vòng kiềng, nhiều ông bố, bà mẹ không khỏi lo lắng liệu điều này có ảnh hưởng lâu dài đến con hay không. Thực tế có rất nhiều trẻ mới tập đi gặp phải tình trạng này và khi phát hiện, bố mẹ cần khắc phục sớm để tránh tác động lâu dài.
Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin của trẻ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của con. Khi biết bé 18 tháng đi chân vòng kiềng, bạn cần có cách can thiệp kịp thời và đúng đắn để khắc phục hiệu quả.
Thế nào là chân vòng kiềng?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bé 18 tháng đi chân vòng kiềng, bạn cũng cần biết chân vòng kiềng là gì và một số thông tin liên quan đến hiện tượng này. Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong, tạo thành hình chữ O khi bé đi lại, di chuyển. Đây là hình dạng bất thường của chân và cần được can thiệp, khắc phục.
Bé 18 tháng đi chân vòng kiềng là hiện tượng rất phổ biến. Có đến hơn 40% trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi đi chân vòng kiềng. Khi duy trì dáng chân này, trẻ có xu hướng hướng ngón chân hướng về phía trước trong khi 2 gót chân đang chạm nhau, đặc biệt là khi bé đi hoặc đứng. Chân vòng kiềng cũng khiến 2 đầu gối và 1 mắt cá chân của bé không thể chạm vào nhau cùng lúc.
Nguyên nhân khiến bé 18 tháng đi chân vòng kiềng
Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, rất nhiều nguyên nhân khiến bé 18 tháng đi chân vòng kiềng. Trong số đó, phổ biến hàng đầu là những yếu tố nguy cơ sau:
Bé bị thiếu hụt vitamin D: Rất nhiều trường hợp bé 18 tháng đi chân vòng kiềng nhưng bố mẹ chỉ nhận định là do thói quen hàng ngày, xương phát triển bẩm sinh mà không hề nhận ra rằng, thiếu vitamin D mới chính là tác nhân khiến con đi chân vòng kiềng. Việc không cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể của trẻ sẽ dẫn đến chứng còi xương, xương phát triển không bình thường, phát triển lệch lạc và hình thành chân vòng kiềng.
Cách nuôi con kém khoa học: Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng bé 18 tháng đi chân vòng kiềng và do cách chăm sóc, nuôi nấng của bố mẹ thiếu khoa học. Cho trẻ tập đi sớm, thời gian đầu tập đi nhưng lại tập trong thời gian dài và tần suất cao, không rèn luyện sức khỏe cho con, thường xuyên địu trẻ hoặc bế kẹp nách bé quá sớm,... đều có thể là yếu tố tăng nguy cơ chân vòng kiềng.
Trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng: Đối với những trường hợp bé sơ sinh bị chân vòng kiềng có thể do thời gian trong bụng mẹ, không gian không đủ để bé phát triển dẫn đến cơ thể bé thường bị uốn cong, lâu dần dẫn đến chân vòng kiềng. Khi này, bố mẹ nên nhận biết sớm để sử dụng các phương pháp như nắn chân vòng kiềng, xoa bóp,... đều đặn để chân của trẻ về lại trạng thái bình thường.
Cách nhận biết bé đi chân vòng kiềng
Để khắc phục tốt nhất hiện tượng bé 18 tháng đi chân vòng kiềng, bố mẹ nên để ý các dấu hiệu bất thường của con để can thiệp sớm, kịp thời, tránh hậu quả lâu dài cho trẻ. Nhận biết bé 18 tháng đi chân vòng kiềng thực chất không quá khó, bạn chỉ cần để ý dáng chân của con khi đứng hoặc khi tập đi.
Ở mỗi trẻ bị chân vòng kiềng sẽ có mức độ cong khác nhau. Các tật về chân nói chung ở trẻ dưới 2 tuổi ngoài chân vòng kiềng còn có cách dạng khác như chân chữ X, tật bàn chân bẹt bẩm sinh,... Bạn cũng cần nắm rõ cách nhận biết để phân biệt các tật này, từ đó có phương án khắc phục đúng đắn, hiệu quả. Dấu hiệu cho thấy bé 18 tháng đi chân vòng kiềng bao gồm:
Khi bé đi bộ có cảm giác khó khăn, lúng túng hơn do bàn chân của trẻ bị chân vòng kiềng khó hướng về phía trước. Điều này khiến trẻ thường xuyên đi vào phía trong hoặc đi ra ngoài, không đi thẳng được.
Những bài tập đứng, tập đi mà bố mẹ xây dựng cho trẻ khiến trẻ không hứng thú.
Bé có cảm giác đau nhức, khó chịu ở chân dẫn đến quấy khóc thời gian dài.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân biệt giữa chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý để giúp con điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Bé 18 tháng đi chân vòng kiềng sinh lý: Khi còn là thai nhi, bé có thể bị thay đổi vị trí các khớp xương hoặc bé chưa thích nghi được với môi trường, không gian phát triển nhỏ hẹp hơn dẫn đến hình dáng xương chân thay đổi để dễ thích nghi hơn và gây ra hiện tượng chân vòng kiềng. Tình trạng này có thể được cải thiện khi can thiệp kịp thời, trẻ 3 - 4 tuổi có thể đi thẳng lại như bình thường.
Bé 18 tháng đi chân vòng kiềng do bệnh lý: Những bệnh lý thường gặp khiến bé 18 tháng đi chân vòng kiềng bao gồm béo phì, chấn thương ảnh hưởng đến đầu gối, viêm khớp, thiếu canxi hoặc thiếu vitamin D,... Trường hợp này bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách.
Bé 18 tháng đi chân vòng kiềng có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Tình trạng bé 18 tháng đi chân vòng kiềng khiến rất nhiều ông bố, bà mẹ không khỏi lo lắng bởi dáng đi không chỉ ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ và còn có thể làm giảm tính linh hoạt khi vận động, chạy nhảy, chơi thể thao,... Khi phát hiện những dấu hiệu con đi chân vòng kiềng, bạn cần bình tĩnh và tìm hiểu các cách xử lý khoa học.
Theo các bác sĩ, nếu trẻ chưa được 2 tuổi, chân vòng kiềng là điều thường gặp và chưa cần can thiệp ngay. Nếu bé đi chân vòng kiềng do thiếu canxi hoặc vitamin D, bệnh lý khác,... cần được thăm khám và chữa trị với bác sĩ có tay nghề cao.
Mức độ trẻ đi chân vòng kiềng nhẹ, mỗi tối trước khi đi ngủ bố mẹ có thể xoa bóp, nắn chân cho con. Một số phương pháp khắc phục khác như buộc 2 chân bé lại từ lúc ngủ đến sáng hoặc vật lý trị liệu,... cũng đạt hiệu quả cao trong điều trị chân vòng kiềng cho bé 18 tháng tuổi.
Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn bé 18 tháng đi chân vòng kiềng do nguyên nhân nào và nên khắc phục như thế nào. Nếu trạng thái chân vòng kiềng khiến trẻ đau đớn và quấy khóc thường xuyên, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.