Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì? Một vài lưu ý khi lựa chọn dầu ăn dặm cho bé

Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ

Dầu ăn là một trong những thực phẩm không thể thiếu khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc chọn loại dầu phù hợp và an toàn cho bé không phải là điều dễ dàng. Vậy bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì?

Thời kỳ ăn dặm có lẽ là một giai đoạn đầy thách thức trong việc chăm sóc con trẻ. Từ khi bé 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, điều này làm cho việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để bé dễ dàng hấp thụ trở nên vô cùng quan trọng.

Chất béo là một trong những chất mà trẻ khó hấp thụ nhất. Do đó, bố mẹ cần phải biết cách chọn lựa dầu ăn phù hợp cho bé ăn dặm, giúp đảm bảo sự dễ dàng hấp thụ. Vậy bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì?

Vì sao nên bổ sung dầu ăn dặm cho bé?

Dầu ăn chứa các nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ. Trong số các chất này, các chất béo không bão hòa như omega 3 chiếm tới 60% lượng chất cần thiết cho não bộ. Chúng giúp cải thiện sự điều khiển hành vi của não, tăng cường trí nhớ và nhận thức.

Chất béo còn hỗ trợ trong việc hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin quan trọng như A, D, E, K. Chính vì vậy, việc bổ sung và sử dụng chất béo một cách hợp lý đối với cơ thể của trẻ em là điều mà bố mẹ nên đặc biệt lưu tâm.

be-an-dam-nen-cho-an-dau-gi-mot-vai-luu-y-khi-lua-chon-dau-an-dam-cho-be 1.jpeg
Dầu ăn đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ.

Bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì?

Dầu oliu hữu cơ

Dầu olive hữu cơ là một lựa chọn lý tưởng cho bé ăn dặm vì những ưu điểm sau:

  • Khả năng chịu nhiệt độ cao và thời gian bảo quản lâu hơn so với các loại dầu ăn khác nhờ vào lượng chất chống oxy hóa cao.
  • Giúp trẻ tiêu hóa tốt và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời tăng cường trao đổi chất, có lợi cho hệ tim mạch và hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Ngoài các thành phần chính như axit oleic, omega-3-6-9, vitamin A và E, dầu olive còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng giúp bé cải thiện trí nhớ và chống lại quá trình lão hóa.

Dầu olive không chỉ là một thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà còn là một sản phẩm chăm sóc cơ thể từ trong ra ngoài.

Dầu hạt óc chó

Hạt óc chó nổi tiếng là một loại hạt giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong mỗi 100g hạt có khoảng 640kcal, 14g protein và 62g chất béo. Do đó, dầu được chiết xuất từ hạt óc chó chứa lượng omega-3 đặc biệt cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ ở trẻ em. Việc bổ sung chất béo từ hạt óc chó trong khẩu phần ăn giúp tăng tốc độ phát triển của trẻ, đồng thời giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển hành vi trong tương lai.

be-an-dam-nen-cho-an-dau-gi-mot-vai-luu-y-khi-lua-chon-dau-an-dam-cho-be 2.jpeg
Bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì?

Dầu mè

Bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì? Dầu mè là một nguyên liệu quen thuộc với nhiều người, được ưa chuộng vì hương thơm đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao. Dầu mè chứa nhiều calo cùng với các chất béo không bão hòa đa, omega-3, omega-6, canxi, vitamin E, B,...

Dầu gấc

Dầu gấc là một lựa chọn đáng chú ý cho việc ăn dặm của trẻ. Dầu gấc được biết đến với các lợi ích đặc biệt cho sức khỏe của mắt. Vì vậy, đây chính là lý do mà nhiều phụ huynh chọn sử dụng dầu gấc để bổ sung vào trong thực đơn ăn dặm của trẻ.

Ngoài ra, trong dầu gấc, nồng độ chất beta carotene rất cao, ước tính cao hơn 15 lần so với cà rốt, là một loại chất tiền vitamin A. Vậy nên sử dụng dầu gấc có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt ở trẻ như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,...

Dầu hạt hướng dương

Điểm nổi bật của dầu hạt hướng dương là màu vàng đẹp mắt, do chứa nhiều vitamin E và các axit béo như omega-3, omega-6,... có tác dụng chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

Nên cho trẻ sử dụng dầu ăn dặm như thế nào?

Ngoài tìm hiểu bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì thì việc hiểu rõ cách cho trẻ sử dụng dầu ăn dặm cũng rất quan trọng. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ thường được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ - một nguồn dinh dưỡng quý giá. Hàm lượng chất béo trong sữa mẹ có thể cung cấp đủ cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này mà không cần phải bổ sung thêm dầu ăn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu tiến vào giai đoạn ăn dặm, thức ăn phải bảo đảm có đủ 4 nhóm thực phẩm. Do đó, việc sử dụng dầu ăn thường xuyên bắt đầu từ độ tuổi này trở đi.

Trẻ dưới 2 tuổi được xem là đang trong giai đoạn cần nhiều năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc đảm bảo hàm lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ cũng rất quan trọng và thường chiếm tỷ lệ cao. Tùy thuộc vào độ tuổi, tỷ lệ này có thể thay đổi lên đến 30% năng lượng trong khẩu phần và có thể tăng cao hơn tùy thuộc vào từng độ tuổi cụ thể. Hơn nữa, việc thêm dầu vào thức ăn cũng làm cho món ăn có độ sánh và hấp dẫn hơn, giúp trẻ thích thú hơn với việc ăn dặm.

be-an-dam-nen-cho-an-dau-gi-mot-vai-luu-y-khi-lua-chon-dau-an-dam-cho-be 3.jpeg
Bổ sung dầu cho bé bằng cách trực tiếp thêm dầu ăn vào bát bột của bé

Khi trẻ được 2 tuổi, tốc độ phát triển có thể chậm lại một chút. Phần lớn trẻ ở độ tuổi này đã có đủ răng để thực hiện có thể nhai và nuốt. Do đó, trẻ có thể tham gia vào các bữa ăn của gia đình và thưởng thức các món ăn phong phú. Bên cạnh đó, thức ăn cho trẻ ở độ tuổi này đa dạng và có thể biến đổi tùy theo cách chế biến và sở thích ăn uống của trẻ. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ cũng có thể tăng hoặc giảm.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ thiếu cân hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung thêm dầu ăn vào khẩu phần bằng cách chế biến các món xào hoặc rán. Ngược lại, nếu trẻ có dấu hiệu thừa cân, phụ huynh nên giảm lượng dầu trong khẩu phần ăn của trẻ.

Để bổ sung dầu ăn vào khẩu phần ăn dặm của bé, bố mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Trực tiếp thêm dầu ăn vào bát cháo hoặc bát bột của bé. Không nên thực hiện quá 4 ngày mỗi tuần và không quá 2 bữa mỗi ngày. Lưu ý, lượng dầu sử dụng mỗi ngày cũng không được vượt quá 4 muỗng cà phê có dung tích 2,5ml.
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, không nên sử dụng dầu ăn nấu các món như chiên xào hoặc thêm vào canh ngay khi tắt bếp, để tránh trẻ cảm thấy ngán khi ăn các món ăn này.

Một vài lưu ý khi lựa chọn dầu ăn dặm cho bé?

Để đảm bảo sức khỏe, việc lựa chọn dầu ăn cần tuân thủ các tiêu chí sau:

  • Công nghệ tinh luyện: Kiểm tra xem liệu dầu ăn được sản xuất bằng công nghệ tinh luyện đảm bảo không. Công nghệ tinh luyện nghiêm ngặt sẽ mang lại sản phẩm dầu tinh khiết và an toàn cho sức khỏe cũng như tim mạch của người sử dụng.
  • Hàm lượng cholesterol: Lựa chọn dầu có hàm lượng cholesterol ở mức vừa phải, không gây hại cho tim mạch khi sử dụng lâu dài. Ngoài các loại dầu như dầu đậu nành, hướng dương,... bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu cho bé ăn dặm, đặc biệt là cho sự phát triển của tim mạch.
  • Nguyên chất 100%: Chọn dầu ăn không chứa tạp chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thông tin trên nhãn sản phẩm cần được ghi rõ và đầy đủ.
be-an-dam-nen-cho-an-dau-gi-mot-vai-luu-y-khi-lua-chon-dau-an-dam-cho-be 4.jpeg
Việc lựa chọn dầu ăn là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của bé

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi bé ăn dặm nên cho ăn dầu gì cùng một vài thông tin liên quan. Việc lựa chọn loại dầu phù hợp cho bé ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Hãy chọn những loại dầu an toàn và giàu dinh dưỡng như dầu gấc, dầu olive và dầu hạt óc chó để bé có một chế độ ăn dặm đầy đủ và an toàn.

Xem thêm: Bé 6 tháng ăn chuối được không? Trường hợp nào không nên cho bé ăn?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin