Bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi? Cảm cúm lâu không khỏi có nguy hiểm không?
Ngày 24/12/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, chủ yếu do virus cúm gây ra, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Một trong những câu hỏi thường gặp của mọi người là cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Cảm cúm là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc trở lạnh. Việc tìm hiểu cảm cúm bao lâu thì khỏi cũng như xác định thời điểm cần nhập viện là rất quan trọng để người bệnh có thể xử lý đúng cách và kịp thời.
Bệnh cảm cúm do đâu?
Bệnh cảm cúm thường do một số loại virus gây nên và có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người. Một trong những loại virus phổ biến gây bệnh là Influenza virus, loại virus này có khả năng xuất hiện các chủng mới liên tục. Virus cúm không chỉ lây lan giữa con người mà còn có thể truyền từ động vật sang người. Mặc dù các chủng cúm thông thường không quá nguy hiểm nhưng khi các biến thể mới xuất hiện, chúng có nguy cơ gây ra đại dịch. Ngoài ra, cảm cúm kéo dài không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Nhiều người băn khoăn cảm cúm bao lâu thì khỏi? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết các trường hợp mắc cúm không biến chứng thường kéo dài từ 3-5 ngày, bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên, triệu chứng ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nếu sức đề kháng yếu.
Virus cúm A (như H3N2) thường gây triệu chứng nặng hơn so với các chủng cúm khác. CDC cũng cho biết rằng cúm A (H3N2) liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn ở cả trẻ em và người lớn tuổi so với các chủng virus cúm khác như cúm A (H1N1) hay cúm B. Mặt khác, vắc xin phòng cúm đối với virus cúm A (H3N2) thường ít hiệu quả hơn.
Điều quan trọng là cần phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm. Mặc dù cả hai bệnh đều có những triệu chứng giống nhau nhưng cảm lạnh thường nhẹ hơn và sẽ hết sau 7-10 ngày mà không có sự diễn tiến nhanh như ở cúm.
Thời gian hồi phục cảm cúm có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tuổi tác, sức khỏe và hệ miễn dịch: Người già, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu thường mất thời gian lâu hơn để hồi phục, thậm chí có thể gặp biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại, những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hồi phục nhanh hơn.
Chủng virus cúm: Mỗi chủng virus cúm có thời gian ủ bệnh và triệu chứng khác nhau. Một số chủng cúm có thể gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
Diễn tiến của bệnh cảm cúm
Diễn biến của bệnh cảm cúm thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của từng người. Ở những người khỏe mạnh, các triệu chứng cảm cúm thường nhẹ và không gây nguy hiểm với các diễn tiến như sau:
Đau họng và ngứa cổ: Trong hai ngày đầu, người bệnh thường cảm thấy cổ họng đau rát và ngứa liên tục. Triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó.
Viêm họng, viêm mũi và hắt hơi: Người bệnh thường xuyên hắt hơi kèm theo tình trạng viêm họng và chảy dịch mũi. Đây là dấu hiệu đặc trưng của cảm cúm.
Thay đổi dịch mũi: Lúc đầu, dịch mũi thường trong, không màu và chảy thành nước. Khi bệnh tiến triển, dịch mũi trở nên đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh.
Ho: Nhiều người bệnh có thể bị ho, từ ho khan cho đến ho kèm đờm với tần suất tăng dần theo thời gian.
Triệu chứng toàn thân: Ngoài các biểu hiện ở đường hô hấp, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chán ăn hoặc nhạt miệng. Một số trường hợp còn kèm theo sốt và tiêu chảy, đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ.
Cảm cúm lâu không khỏi có nguy hiểm không?
Cảm cúm bao lâu thì khỏi? Cảm cúm có nguy hiểm không? Cảm cúm ở những người có sức khỏe tốt thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi hay những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
Những người có bệnh nền như suy tim, hen suyễn, cao huyết áp hoặc đái tháo đường có thể gặp phải tình trạng bệnh lý nặng hơn do cúm kéo dài. Biến chứng viêm phổi là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính vì nó có thể đe dọa tính mạng.
Khi nào bệnh cảm cúm cần nhập viện?
Nếu bị cảm cúm kéo dài mà không thuyên giảm, đồng thời các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ở người lớn
Người trưởng thành có thể điều trị cảm cúm bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Tuy nhiên, nếu gặp phải các dấu hiệu dưới đây, cần đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng:
Trẻ nhỏ bị cảm cúm thường gặp nguy hiểm hơn người lớn. Nếu trẻ dưới 12 tuần tuổi có các biểu hiện sau cần đưa trẻ đi khám ngay:
Sốt cao trên 38 độ;
Sốt không giảm, kéo dài liên tục;
Bỏ bú, quấy khóc hoặc giấc ngủ bị rối loạn;
Triệu chứng cảm lạnh ngày càng nặng;
Thở khò khè, khó thở hoặc đau tai.
Khi bị cảm cúm cần lưu ý gì?
Để phục hồi nhanh chóng khi mắc cảm cúm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo năng lượng và phục hồi nhanh chóng. Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và tranh thủ nghỉ ngơi vào ban ngày khi cần thiết.
Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể thanh lọc và giảm triệu chứng nghẹt mũi. Hãy uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc các món ăn loãng như cháo, súp để duy trì sự hydrat hóa.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và khoáng chất như kẽm để hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus cúm và hồi phục nhanh hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt: Các thuốc như Paracetamol có thể giúp giảm sốt và đau nhức cơ thể. Hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn.
Hạn chế tiếp xúc với người khác: Để ngăn ngừa việc lây nhiễm cho người khác, hãy hạn chế tiếp xúc gần với những người xung quanh khi bạn đang mắc bệnh.
Điều trị các triệu chứng cụ thể: Để giảm đau họng, sổ mũi, ho, bạn có thể sử dụng các biện pháp như xịt họng, hút mũi hoặc dùng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên đã giải đáp bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi. Do đó, nếu tình trạng cảm cúm kéo dài dai dẳng, các triệu chứng ngày càng trở nên nặng hơn, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời theo hướng dẫn y tế.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.