Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Ngày 29/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, thực hiện chức năng tiết ra hormone giáp góp phần vào quá trình phát triển của cơ thể. Cường giáp là một bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó bệnh cường giáp ở phụ nữ có tần suất cao hơn, đặc biệt là trong và sau quá trình mang thai.

Bệnh cường giáp gây nguy hiểm đối với người bệnh và khó phát hiện vì có triệu chứng giống với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn nhận biết bệnh cường giáp nói chung và bệnh cường giáp ở phụ nữ nói riêng, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh cường giáp.

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến việc tăng tiết hormone giáp trong máu. Cường giáp là một hội chứng vì bệnh diễn biến không riêng biệt. Bệnh có thể bắt nguồn từ nguyên nhân từ bệnh Basedow, với các đặc điểm như bướu cổ, lồi mắt,...

Bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Các triệu chứng 1Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức

Các đối tượng có thể bị bệnh cường giáp

Cường giáp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cường giáp ở phụ nữ nhiều gấp 3 lần nam giới. Phụ nữ thường phát triển bệnh cường giáp trong và sau giai đoạn mang thai.

Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh cường giáp. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi mắc bệnh rất thấp. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải theo dõi các biểu hiện của trẻ vì độ tuổi nào cũng có khả năng bị mắc bệnh.

Bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Các triệu chứng 2Bệnh cường giáp ở nữ thường xuất hiện trong và sau khi mang thai

Nguyên nhân bệnh cường giáp

Cường giáp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Triệu chứng bệnh cường giáp

Dấu hiệu cường giáp ở nữ cũng tương tự như dấu hiệu cường giáp thường gặp ở nam giới. Một số triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện bướu giáp: Tuyến giáp lớn bất thường, hai thùy đều có thể cùng lan tỏa. Một số trường hợp hai thùy lớn không cân xứng, có một hoặc nhiều nhân.
  • Tăng nhu động ruột: Bệnh nhân không có tình trạng đau quặn bụng nhưng lại tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
  • Dấu hiệu thần kinh bất thường: Bệnh nhân thường bồn chồn, lo lắng, thay đổi tính khí thất thường. Trường hợp hiếm có thể bị run đầu ngón tay, mặt thi thoảng đỏ ửng và toát mồ hôi.
  • Gặp các vấn đề tim mạch: Bệnh nhân có nhịp tim đập nhanh, thường trên 100 lần/phút, dễ bị hồi hộp, trống ngực, thậm chí là suy tim.
  • Gặp các vấn đề về mắt: Mắt hay bị chói, chảy nước mắt, cảm giác lộm cộm, ánh mắt long lanh và sắc, mắt lồi, phù kết mạc quanh mắt, liệt cơ vận nhãn,...
  • Rối loạn khả năng điều tiết nhiệt: Làn da bệnh nhân thường ẩm ướt, sốt nhẹ và sợ nóng. Bàn tay thường xuyên ướt, uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên.
  • Cân nặng thất thường: Mặc dù vẫn ăn uống điều độ, bệnh nhân bị cường giáp vẫn bị sút cân nhanh chóng. Tuy nhiên, người trẻ bị bệnh cường giáp cũng có thể tăng cân bất thường.
  • Biểu hiện ở cơ bắp: Người bệnh có dấu hiệu yếu cơ, teo cơ, chu kỳ giả liệt hai chân,...
Bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Các triệu chứng 3Bệnh nhân mắc cường giáp có dấu hiệu suy yếu cơ, khó vận động

Những biến chứng của bệnh cường giáp ở phụ nữ

Đối với những bệnh nhân nặng, biến chứng nguy hiểm nhất là cơn bão giáp. Biến chứng này bao gồm các tình trạng như: sụt cân nhanh chóng, sốt cao vật vã, nóng nảy kích động, rối loạn nhịp tim, suy tim,... Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề nguy hiểm khác như biến chứng mạch máu não và suy tim toàn bộ.

Bệnh cường giáp có chữa được không?

Bệnh cường giáp có thể điều trị được, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh. Hiện nay, các cơ sở y tế đang sử dụng 4 phương pháp điều trị bệnh cường giáp bao gồm:

  • Điều trị triệu chứng: Đối với trường hợp cường giáp nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị các triệu chứng để chúng không tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc kháng giáp tổng hợp: Loại thuốc này có khả năng ức chế sản xuất hormone giáp quá mức, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh trong 2 năm là khoảng 40 - 70%.
  • I-od phóng xạ: Bằng cách phá hủy các tế bào tuyến giáp tăng sinh quá mức, phương pháp này cũng làm giảm tình trạng tăng tiết hormone giáp trong máu.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Phương pháp này sẽ can thiệp vào cấu trúc của tuyến giáp bằng cách cắt bỏ một phần hoặc cắt hoàn toàn tuyến giáp.
Bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Các triệu chứng 4Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân cường giáp nặng

Ngoài ra, người bệnh còn phải hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu I-ot như: Hải sản, thực phẩm bổ sung I-ot, rong biển, thức ăn có màu đỏ sẫm,... Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải thăm khám thường xuyên để được các bác sĩ kiểm tra chức năng tuyến giáp và điều trị các biến chứng.

Bài viết trên đã giải thích cho bạn bệnh cường giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không và các triệu chứng. Mặc dù tần suất mắc bệnh cường giáp ở phụ nữ cao hơn nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh. Do đó, nếu bạn nghi ngờ khi gặp các triệu chứng của bệnh cường giáp thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Uyên Trương

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin