Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, bệnh dại có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh thành của nước ta. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ gây tử vong rất lớn. Vậy bệnh dại có chữa được không?
Bệnh dại gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh và thường khiến người bệnh tử vong nhanh chóng sau khi phát bệnh. Vậy nếu phát hiện dấu hiệu bệnh dại sớm thì sao? Bệnh dại có chữa được không? Thắc mắc của bạn sẽ được Long Châu giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!
Theo thống kê, trên thế giới cứ 15 phút lại có một người tử vong về bệnh dại. Mỗi năm, căn bệnh khủng khiếp này có thể cướp đi tính mạng của gần 60.000 người. Số lượng người chết vì bệnh dại ở các nước đang phát triển có xu hướng cao hơn. Con số này sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên vì không ai nghĩ căn bệnh ít gặp này lại có tỷ lệ tử vong nhiều đến vậy.
Tại khu vực Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng, bệnh dại ở người có đến 99% được gây ra do bị chó, mèo mắc bệnh dại cào cắn. Một số lượng rất ít còn lại là do dơi, chó sói, cáo… Tại Việt Nam, từ 2019 đến nay đã có hơn 170.765 người đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại và có 16 trường hợp mất đi tính mạng vì căn bệnh này. Nguyên nhân hầu hết vẫn là do bị chó nhiễm virus dại cắn (chủ yếu là chó nhà) bởi vật nuôi và chủ nuôi đều không được tiêm phòng đầy đủ và bởi tâm lý chủ quan chó nhà không thể bị mắc bệnh dại.
Trước khi tìm hiểu bệnh dại chữa được không, chúng ta nên biết rõ về sự tiến triển của căn bệnh này:
Bệnh dại ở người có thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng thậm chí có thể đến hàng năm trời. Thời gian phát bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào nồng độ virus, mức độ nghiêm trọng của vết thương, khả năng miễn dịch của cơ thể, vị trí thương tích…
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh dại không rõ ràng, đơn thuần chỉ là sốt, đau đầu, mệt mỏi... rất giống triệu chứng của bệnh cúm hay sốt virus nên dễ bị bỏ qua. Đáng tiếc, giai đoạn đầu lại là thời điểm vàng để hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.
Bệnh dại không thể chữa khỏi khi đã phát triển các triệu chứng. Cách duy nhất các bác sĩ có thể làm là giúp bệnh nhân an thần, giảm đau đớn thể xác, giảm kích động và khó chịu bằng cách điều trị triệu chứng.
Người bị mắc bệnh dại nên được giữ trong phòng có ánh sáng nhẹ, yên tĩnh, không có gió lớn và tiếng ồn. Những yếu tố này là tác nhân làm gia tăng tình trạng co thắt các cơ và dẫn đến co giật. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân an thần bằng Diazepam 10mg, bổ sung Chlorpromazine 50 và Sắt 100mg. Nếu cần thiết có thể tiêm morphin tĩnh mạch để kiểm soát tình trạng cơ thắt cơ.
Bệnh dại có chữa được không sau khi khởi phát? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, nếu đi tiêm phòng vắc xin dại và huyết thanh kháng dại ngay sau khi vị động vật mang virus dại tấn công, chúng ta có thể loại bỏ đáng kể nguy cơ mắc bệnh dại hoặc làm giảm triệu chứng nặng của bệnh.
Để giảm nguy cơ đúng cách, 3 nguyên tắc quan trọng nhất chúng ta cần ghi nhớ là: Xử lý vết thương, sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách, theo dõi vật nuôi và tiêm phòng dại sớm nhất có thể.
Các bước xử lý vết thương sau khi bị chó dại cắn:
Lưu ý: Theo kinh nghiệm truyền miệng, người bị chó cắn nên bôi vết thương bằng ớt bột, dầu hỏa, acid… Điều này hoàn toàn phản khoa học và không nên áp dụng.
Bệnh dại có chữa được không phụ thuộc vào nồng độ virus trong vật nuôi. Sau khi con vật cắn người gây thương tích, chúng cần được bắt nhốt cẩn thận để tiện theo dõi triệu chứng bệnh dại. Động vật bị mắc bệnh dại có những thay đổi rất điển hình về hành vi như: Dễ bị kích động, thích tấn công, chạy không có định hướng rõ ràng, nước bọt tiết bất thường, sợ nước…
Song song với việc theo dõi vật nuôi bị dại, chúng ta cũng cần theo dõi dấu hiệu bệnh dại trên cơ thể người. Trong hơn 80% trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh dại bị ngứa và đau tại vết thương do động vật mắc bệnh dại tấn công. Sau đó là tình trạng sốt, đau đầu kéo dài 2 - 4 ngày. Người lây bệnh dại cũng sợ nước, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn. Cùng đó là triệu chứng tính khí thay đổi thất thường, hung dữ hoặc trầm cảm. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh bị co thơ, co thắt đường thở, co giật, khó thở.
Bệnh dại là bệnh từ chó mèo lây sang người. Khi bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại tấn công gây thương tích, việc bắt buộc cần làm là tiêm phòng dại. Tùy tình hình thực tế, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hoặc điều trị sau phơi nhiễm.
Bệnh dại có chữa được không phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của người bệnh. Những trường hợp bệnh nhân tiêm phòng dại trước khi bị động vật mắc bệnh dại tấn công hoặc tiêm phòng dại ngay lập tức có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vong. Đôi khi, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin phòng dại kết hợp với huyết thanh kháng dại.
Tóm lại, bệnh dại vô cùng nguy hiểm nên để một ngày nào đó không phải lo lắng bệnh dại có chữa được không, mỗi cá nhân nên chủ động tiêm phòng dại càng ngay hôm nay.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.