Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh dại lây qua đường nào? Bệnh dại có lây qua trung gian không?

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Bệnh dại được gây ra bởi virus dại và lây truyền từ động vật sang động vật, từ động vật sang người. Nếu muốn biết bệnh dại lây qua đường nào và có lây qua trung gian hay không, đọc ngay bài viết này bạn nhé!

Bệnh dại đã từng là nỗi ám ảnh tại nhiều quốc gia trên thế giới và vẫn đang là mối hiểm nguy tiềm ẩn trong các gia đình nuôi chó, mèo. Theo thống kê, tại Đông Nam Á có đến 90% số ca mắc bệnh dại ở chó, 5% số ca mắc bệnh dại ở mèo. Như vậy, ngay cả những vật nuôi thân thuộc trong gia đình chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh dại. Vậy bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại là gì? Bệnh dại ở động vật lây nhiễm thế nào?

Virus gây bệnh dại có tên là Rhabdovirus. Chúng có thể tồn tại trong môi trường bình thường đến hàng tuần. Khi tổn tại trong cơ thể động vật, chúng có thể ủ bệnh đến 2 năm. Virus gây bệnh dại lây truyền giữa các động vật có vú thông qua máu và nước bọt của động vật nhiễm bệnh.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể động vật, chúng sẽ nhân lên trong các tế bào cơ rồi lan đến các sợi thần kinh gần nhất. Ban đầu chỉ là những dây thần kinh ngoại biên, nhưng theo thời gian, chúng di chuyển và tấn công hệ thần kinh trung ương gồm tủy sống và bộ não. 

bệnh dại lây qua đường nào 1 Virus gây bệnh dại lây truyền qua máu, nước bọt của con vật mắc bệnh dại

Trong cơ thể động vật, có khi chúng mất cả tháng để sinh sôi phát triển. Nhưng một khi virus đã phát triển, bệnh tiến triển rất nhanh. Động vật bị nhiễm virus dại bị rối loạn thần kinh trung ương, sau đó là viêm não, liệt não và tử vong. Khi con vật bị mắc bệnh dại tấn công con vật khác, thông qua vết răng của chúng, virus dại lại tiếp tục được lây truyền sang con vật bị tấn công để rồi lại thêm một nạn nhân khác của bệnh dại. 

Bệnh dại ở người lây qua đường nào?

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua nước bọt của động vật bị nhiễm, tiếp xúc với vết cắn, liếm, hoặc xước da. Hiếm gặp, bệnh cũng có thể lây qua không khí trong môi trường phòng thí nghiệm hoặc từ dơi ở hang động.

Những phương thức lây truyền chính bao gồm:

  • Con người thường lây nhiễm virus dại từ vết cắt của động vật, điển hình nhất là từ chó và mèo. 
  • Một số ít trường hợp, virus dại lây nhiễm khi con người tiếp xúc trực tiếp với virus bệnh dại qua vết thương hở trên da, qua niêm mạc mắt, mũi, miệng.
  • Trong không ít trường hợp, bệnh dại ở vật nuôi bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng máu, lở mồm long móng…Điều này khiến con người chủ quan khi chăm sóc vật nuôi bằng tay. Và đó là nguyên nhân khiến họ bị lây nhiễm virus bệnh dại.
bệnh dại lây qua đường nào 2 Bệnh dại lây từ động vật sang người thông qua vết cắn là chủ yếu

Căn bệnh từ chó mèo lây sang người này hiếm hoặc không có khả năng lây nhiễm khi: 

  • Ghép giác mạc và ghép tạng ở người.
  • Vết cắn từ người mắc bệnh dại lên người khác.
  • Tiếp xúc thông thường với người mang bệnh dại như chạm vào người bị bệnh, tiếp xúc với máu, da tóc, quần áo của người mang bệnh. 
  • Ở dạng khô và dưới ánh sáng mặt trời, virus dại cũng không có khả năng lây nhiễm. 

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại sang người

Biết được bệnh dại lây qua đường nào, chúng ta sẽ biết cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến gần 59.000 người chết và hơn 10 triệu người bị phơi nhiễm bệnh dại và phải tiêm vắc xin. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi một khi đã khởi phát sẽ vô phương cứu chữa. Tất cả các trường hợp bệnh lây từ chó sang người đã khởi phát triệu chứng đều dẫn đến tử vong. Vậy phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này như thế nào?

Chủ động tiêm phòng dại trước khi nguy cơ xuất hiện

Điều đáng nói là virus bệnh dại tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, có thể tiềm ẩn trong vật nuôi của các gia đình. Bởi vậy, tiêm vắc xin phòng dại ngay từ khi chưa xuất hiện nguy cơ mắc bệnh dại là việc vô cùng cần thiết và là biện pháp phòng bệnh duy nhất và hiệu quả nhất của chúng ta.

bệnh dại lây qua đường nào 3 Chủ động tiêm phòng dại là cách phòng ngừa bệnh dại hiệu quả nhất

Tại nước ta hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng bệnh dại. Mỗi loại sẽ có quy định về liều cơ bản, liều nhắc lại khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn nên tiêm đủ liều để đạt hiệu quả miễn dịch cao nhất. Vắc xin phòng bệnh dại đã được chứng minh là an toàn với sức khỏe con người. Thậm chí phụ nữ mang thai hay cho con bú cũng có thể tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Những tác dụng phụ của vắc xin đối với con người hầu hết là qua loa và tự khỏi mà không cần điều trị.

Tiêm phòng dại ngay khi có nguy cơ phơi nhiễm

Trong trường hợp đã bị động vật tấn công, nếu đã hiểu rõ bệnh dại lây qua đường nào, bạn nên biết cách sơ cứu khi bị chó mèo cắn và đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại càng sớm càng tốt. Tùy vào việc trước đó nạn nhân đã từng tiêm vắc xin phòng dại hay chưa? Tình trạng vật nuôi thế nào? Mức độ nghiêm trọng của vết cắn ra sao? Các bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp. 

Có trường hợp, nạn nhân chỉ cần tiêm vắc xin phòng dại là đủ. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân buộc phải tiêm vắc xin phòng dại kết hợp huyết thanh kháng dại. Trong trường hợp này, huyết thanh kháng dại sẽ có tác dụng tạo miễn dịch thụ động tức thời trong khi chờ vắc xin phòng dại tạo ra miễn dịch chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus dại. 

bệnh dại lây qua đường nào 4 Nhận biết vật nuôi bị dại để tránh xa

Nhận biết động vật có khả năng mắc bệnh dại để phòng tránh

Hầu hết động vật khi nhiễm virus dại đều có các triệu chứng điển hình như: Miệng chảy nhiều dãi, hung dữ bất thường, thích cắn phá và tấn công người hay động vật khác, đi lang thang không chủ đích. Trong trường hợp bắt gặp con vật có khả năng mắc bệnh dại, bạn cần tránh xa và báo cho thú y địa phương. Nếu đó là vật nuôi trong nhà, bạn cần tìm cách nhốt chúng lại một cách an toàn để dễ dàng theo dõi.

Vậy bệnh dại lây qua đường nào? Con đường lây nhiễm chủ yếu là thông qua vết cắn của động vật. Vì vậy, mỗi gia đình có vật nuôi cần chủ động tiêm phòng dại cho vật nuôi định kỳ. Bản thân mỗi người trong chúng ta cũng nên tự bảo vệ mình bằng cách tiêm vắc xin phòng dại sớm nhất có thể bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin