Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh gút có ăn được thịt dê không?

Ngày 22/06/2023
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến sự tiến triển của bệnh gút. Ngược lại, chọn đúng thực phẩm có thể giúp giảm cơn đau và kiểm soát bệnh gút tốt. Vậy bệnh gút có ăn được thịt dê không?

Bệnh gút hiện này càng trở nên phổ biến, bất kể nam hay nữ, giàu hay nghèo, ngoài 35 là độ tuổi có nguy cơ bị bệnh gút cao nhất. Không thể phòng ngừa hay chữa khỏi bệnh gút hoàn toàn vì đây là bệnh có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bằng cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt căn bệnh này. Vậy bệnh gút có ăn được thịt dê không?

Bệnh gút có ăn được thịt dê không?

Chế độ ăn uống có mối liên quan mật thiết đến sự tiến triển của bệnh gút. Bệnh gút xuất hiện do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin. Purin là một hợp chất tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm nhưng hàm lượng khác nhau. Nó có nhiều nhất trong thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật và đồ uống có cồn. Khi chúng ta ăn thực phẩm chứa purin, chúng sẽ được chuyển hóa trong cơ thể thành acid uric. Tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng purin cao sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu, khiến bệnh gút thêm trầm trọng.

Theo các chuyên gia, người bị bệnh gút không nên ăn thịt dê. Đây là loại thịt chứa nhiều protein và có hàm lượng purin cao. Trong 100g thịt dê chứa đến 400mg purin. Hàm lượng purin trong các bộ phận nội tạng dê còn cao hơn. Các món ăn từ dê chế biến theo cách nướng, chiên, xào cũng có hàm lượng purin cao hơn đáng kể. Vì vậy, để giảm cơn đau và tránh làm bệnh tình thêm nặng, bệnh nhân bị gút nên kiêng thịt dê.

benh-gut-co-an-duoc-thity-de-khong-1.jpg
Bệnh gút có ăn được thịt dê không? Câu trả lời là không

Bệnh gút nên tránh ăn thịt gì?

Vì chế độ ăn liên quan mật thiết với bệnh gút nên bệnh nhân cần tìm hiểu bị gút nên kiêng ăn gì. Ngoài thịt dê, người bệnh cần tránh ăn loại thịt nào khác?

Một số ý kiến cho rằng người bị gút nên kiêng thịt hoàn toàn. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm. Nếu kiêng thịt hoàn toàn có thể khiến cơ thể thiếu đạm và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Bệnh nhân gút vẫn có thể ăn thịt nhưng nên tránh một số loại sau:

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ thường gồm các loại thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt nai, thịt gà tây, thịt ngỗng, thịt lợn, thịt cừu,… Thịt đỏ có hàm lượng protein cực cao đồng nghĩa với hàm lượng purin cao nên dễ làm tăng acid uric trong máu. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Mỗi tuần bạn có thể ăn thịt đỏ 1 - 2 lần. Mỗi lần ăn không quá 100g. Khi ăn thịt đỏ, bạn nên chế biến theo cách luộc, hấp, kho sẽ tốt hơn chiên, xào, nướng.

Các loại nội tạng động vật

Nội tạng động vật là món ăn được nhiều người Việt Nam yêu thích. Dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng nội tạng có hàm lượng purin cực cao. Nội tạng động vật chính là thủ phạm làm tăng cường độ và kéo dài các cơn đau gút cấp dữ dội. Bệnh nhân gút vẫn giữ thói quen ăn nội tạng thường xuyên sẽ dễ khiến bệnh chuyển biến nặng và dẫn đến biến chứng.

Các loại thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn thường được người Việt sử dụng nhất như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, nem chua,… Những sản phẩm này chứa nhiều muối, khiến thận phải làm việc hết công suất và ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric của thận.

benh-gut-co-an-duoc-thity-de-khong-2.jpg
Không phải loại thịt nào cũng phù hợp với người bị gút

Ngoài tìm hiểu bệnh gút có ăn được thịt dê không và bệnh gút kiêng thịt gì, người bệnh cũng nên biết đâu là loại thịt phù hợp với họ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại thịt phù hợp với bệnh nhân gút là thịt trắng, phổ biến nhất là thịt ức gà. Thịt lợn nạc, thịt ngan, thịt vịt họ cũng có thể sử dụng với tần suất không quá 3 lần/tuần. Ngoài ra, họ có thể bổ sung đạm từ cá nước ngọt, cá đồng như cá lóc, cá chép, cá diêu hồng, cá rô đồng.

Bệnh gút nên ăn thịt thế nào để hạn chế cơn đau?

Người mắc bệnh gút hoàn toàn có thể ăn thịt hằng ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt trong chế độ ăn uống, cần tuân thủ các nguyên tắc về chọn loại thịt phù hợp, lượng ăn hợp lý, các chế biến khoa học,… để đảm bảo an toàn. 

Khi ăn thịt, người bị bệnh gút cần lưu ý:

  • Không tiêu thụ quá 100g đạm một ngày. Hàm lượng đạm tiêu thụ qua chế độ ăn uống không chỉ bao gồm thịt, cá mà còn đến từ trứng, sữa, các loại hạt,… Lượng đạm trong các loại thực phẩm có thể quy đổi như sau: 100g thịt = 180g, đậu phụ = 70g, lạc hạt = 100g, cá = 100g tôm,...
  • Khi ăn thịt, bệnh nhân gút cần được ăn chín, không ăn thịt tái sống. Cách chế biến tốt nhất là luộc, hấp thay vì chiên, xào hay nướng. Một số món thịt khi chế biến thêm bia, rượu vào sẽ chuẩn vị hơn. Nhưng với bệnh nhân gút, đây cũng là việc không nên. Đồ uống có cồn vốn có hàm lượng purin cao, sẽ làm tăng tổng lượng purin trong món ăn.
  • Lượng thịt mà người bị gút nên tiêu thụ khoảng: 100g thịt lợn/ngày, 50 – 80g thịt ngan hoặc thịt vịt/ngày, 100g thịt ức gà/ngày.
  • Trong các bữa ăn hàng ngày, người bị gút nên kết hợp ăn thịt và các loại rau củ để trung hòa acid uric.
benh-gut-co-an-duoc-thity-de-khong-3.jpg
Thịt trắng phù hợp nhất với người bị gút

Ngoài lựa chọn thực phẩm phù hợp, bệnh nhân cũng nên sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị gút. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng dùng cho bệnh nhân gút. Các sản phẩm đến từ những thương hiệu khác nhau và xuất xứ khác nhau. Vì vậy, khi mua hàng, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng nhái.

Hầu hết các bệnh nhân bị gút đều cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Các bác sĩ sẽ chỉ định họ dùng một số loại thuốc trị bệnh gút. Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ.

Vậy để lý giải về vấn đề bệnh gút có ăn được thịt dê không, thì theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bệnh gút không ăn thịt dê để điều trị bệnh một cách tốt nhất. Trường hợp người bệnh vẫn duy trì việc ăn thịt dê sẽ khiến các cơn đau nhức ở khớp sẽ diễn ra liên tục và dữ dội, tình trạng viêm sưng nặng hơn rất khó chữa trị. Chỉ cần lựa chọn các loại thịt phù hợp, kiêng khem nghiêm ngặt và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh khoa học, sẽ giúp bạn giải quyết căn nguyên bệnh gout và dự phòng tái phát lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin