Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

Ngày 20/11/2022
Kích thước chữ

Gút là một trong những bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn và sinh hoạt cũng quyết định rất nhiều trong quá trình cải thiện triệu chứng. Trứng gà là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn gia đình và được nhiều đối tượng ưa thích bởi vị thơm ngon, dễ ăn lại bổ dưỡng. Nhưng đối với các đối tượng bị bệnh gút thì chế độ ăn uống cần đặc biệt quan tâm để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Vậy người bị bệnh gout ăn trứng gà được không? Nếu được ăn thì nên điều chỉnh chế độ ăn với trứng gà cũng như số lượng trứng mỗi ngày, mỗi tuần như thế nào. Thắc mắc này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. 

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình được chế biến thành nhiều món khác nhau. Món này dễ chế biến, dễ ăn và tốt cho đường ruột nên được nhiều người khuyên dùng. 

Trong trứng chứa nhiều dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên chúng đều chứa nhiều protein và các loại axit amin. Bên cạnh đó chúng còn chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như lipid, sắt, kẽm, đồng, vitamin A,... Đặc biệt hàm lượng lecithin trong trứng chiên khá cao, nó tham gia vào các thành phần tế bào và các dịch thể. Dưỡng chất này có vai trò điều hòa hàm lượng cholesterol, ngăn sự tích tụ của cholesterol trong máu, giúp đẩy quá trình đào thải phân. 

Chính vì thế, trứng không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là một loại thuốc tự nhiên có nhiều công dụng cho sức khỏe con người như:

  • Cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
  • Giảm cân.
  • Làm đẹp da.
  • Tốt cho sức khỏe mắt, giảm đục thể thủy tinh.
  • Hạ huyết áp.
  • Tăng cường trí nhớ.

Bệnh gút có ăn được trứng gà không? 1

Trứng gà là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình

Người bị gút ăn trứng gà được không?

Nhờ những thành phần dinh dưỡng được liệt kê ở trên, trứng gà là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho người bị bệnh và đặc biệt là các đối tượng bị gout. Một số điều dưới đây có thể chứng minh người bị gout hoàn toàn có thể ăn trứng gà:

  • Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng để thay các loại thịt đỏ giàu hàm lượng protein có nhiều nhân purin, là nguyên nhân chính khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên và hình thành bệnh gout. 
  • Bên cạnh công dụng cung cấp cơ thể nhiều dưỡng chất thì trứng gà còn giảm đau khớp, chống viêm, hạn chế sưng tấy khớp nhờ hàm lượng omega 3 cao. 
  • Dù thực phẩm giàu protein nhưng hàm lượng purin thấp, không ảnh hướng đến nồng độ axit uric trong máu.

Do đó, người bị gout hoàn toàn có thể ăn trứng gà để tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh gout. Tuy nhiên, vì hàm lượng axit béo trong trứng tương đối cao nên cả người bình thường và người bị gout cũng không nên ăn quá nhiều trứng, cần ăn theo chế độ dinh dưỡng của chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi thực đơn mỗi ngày, không ăn trứng liên tục và thay đổi cách chế biến để gia tăng khẩu vị, tránh sự nhàm chán. 

Bệnh gút có ăn được trứng gà không? 2

Trứng gà giảm đau khớp, chống viêm, hạn chế sưng tấy khớp nhờ hàm lượng omega 3 cao

Điều chỉnh chế độ ăn trứng ở người bị bệnh gút

Người bị gout có thể bổ sung trứng gà vào thực đơn hàng ngày để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy hàm lượng protein trong trứng cao nhưng là ít nhân purin nên người bị gout hoàn toàn có thể ăn trứng gà được, tuy nhiên chế độ ăn cho người mắc bệnh gout với trứng gà cần được các chuyên gia điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người. Do đó, “khi bị gout nên ăn bao nhiêu trứng gà là đủ và nên ăn như thế nào?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. 

Không phải vì hàm lượng protein cao nhưng chứa ít nhân purin mà người bị gout có thể ăn trứng gà thoải mái. Vì trong trứng có một hàm lượng chất béo cao nên có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, người bị gout không nên ăn quá nhiều món trứng trứng, chỉ nên ăn từ 1-6 quả trứng mỗi tuần. 

Bên cạnh việc nắm rõ số lượng trứng nên ăn mỗi tuần, người bị gout cũng nên lưu ý về cách sử dụng, khâu chế biến trứng hoặc cách kết hợp giữa trứng với các thực phẩm khác sao cho phù hợp. 

  • Trứng gà cần luộc chín để bảo tồn dưỡng chất bên trong trứng. 
  • Hạn chế sử dụng trứng chiên hoặc trứng xào với dầu ăn vì trong dầu ăn có chứa nhiều chất béo, khi dung nạp vào cơ thể một lượng chất béo lớn sẽ làm tích tụ gây xơ vữa động mạch. 
  • Nên ăn trứng hấp thay vì xào, chiên với nhiều dầu mỡ. 
  • Trứng gà là món ăn tiêu hóa khá lâu, nên các đối tượng có vấn đề về đường ruột thì không nên ăn trứng vào buổi tối hoặc khi bụng bị đói. 
  • Ăn kèm trứng với rau xanh, hoa quả tươi, cốc sữa tươi sẽ gia tăng giá trị dinh dưỡng và tránh nhàm chán khi ăn chúng.

Xem thêm: Bệnh gút kiêng ăn rau gì để hạn chế đau nhức?

Bệnh gút có ăn được trứng gà không? 3

Nên ăn trứng hấp thay vì xào, chiên với nhiều dầu mỡ

Như vậy, thông qua bài viết trên, người bị gout đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout có ăn trứng gà được không, cũng như một số cách kết hợp trứng với món khác để gia tăng giá trị dinh dưỡng. Hãy tìm kỹ thông tin về người bị bệnh gút nên ăn gì, kiêng ăn gì để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất. Nếu bạn chưa nắm rõ thông tin và còn nhiều thắc mắc thì có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Tìm hiểu thêm: bệnh gút có ăn được thịt gà không

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin