Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, số người mắc bệnh gout ngày càng tăng lên, nhất là những người ở độ tuổi trung niên, người thừa cân, béo phì, nghiện rượu, cà phê,... Chế độ ăn uống không khoa học là một nguyên nhân chính gây ra bệnh này, do đó, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng để tình trạng bệnh được cải thiện hơn, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Vậy chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout là như thế nào? Nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để có thêm nhiều thông tin hơn nhé.
Bệnh Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa liên quan vấn đề ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương khiến lắng đọng các tinh thể urat (muối của uric acid) hoặc tinh thể axit uric. Vậy bệnh gout có nguy hiểm không? Nếu lắng đọng ở khớp sẽ làm viêm khớp, gây đau đớn, lâu sẽ dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Còn nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat. Bệnh này thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 và tái phát nhiều lần.
Những biểu hiện của bệnh gút thường gặp như sau:
Bệnh Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa liên quan vấn đề ăn uống
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout như thói quen ăn uống không tốt, uống nhiều rượu bia, bổ sung quá nhiều chất đạm,... khiến lượng acid uric tăng cao, lúc này thận sẽ không kịp lọc, lâu dần sẽ hình thành bệnh gout. Ngoài ra, bệnh gout còn có thể do rối loạn chuyển hóa khiến lượng acid uric tăng cao.
Khi bị gout, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như sưng đau khớp, đau ngón chân cái, khớp đốt bàn chân, xuất hiện các hạt Tophi dưới da, di động dưới vành tai, xương bánh chè, suy thận, viêm thận kẽ, khi thực hiện xét nghiệm thì thấy nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
Một số trường hợp dễ bị bệnh gout như nhà có tiền sử bị bệnh gout, những người thừa cân, béo phì, ăn uống không hợp lý, thường xuyên uống rượu, cà phê hay những người sử dụng thuốc lợi tiểu.
Chế độ ăn của người bị gout khá quan trọng. Đối với người bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thận, làm giảm đào thải acid uric. Do đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn giúp hạn chế tăng lượng axit uric trong cơ thể. Trong đó, purin là chất làm tăng nguy cơ tích trữ axit uric trong cơ thể, gây ra bệnh đau khớp. Vì thế, những người đau gout không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purin vì sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
Mỗi ngày bên bổ sung từ 500-1000mg vitamin C
Người bị gout nên kiêng gì? Người bệnh không nên uống rượu vì sẽ làm gia tăng sự tạo axit uric. Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt bò, tôm, ghẹ, nội tạng động vật, thịt gia cầm, thịt thú rừng hay các loại ốc, sò, hến,... hay các thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ra bệnh gout cấp tính.
Một số thực phẩm người bệnh gout nên kiêng ăn như:
Xem thêm: Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh Gout
Không uống rượu bia vì sẽ làm tăng sự tạo axit uric có trong gan
Khi mắc bệnh gout, việc cân chỉnh chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh Gout tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần chủ động đi khám để kịp thời điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.