Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh gút có lây không? Bệnh gút có di truyền không?

Ngày 22/06/2023
Kích thước chữ

Một trong số những vấn đề người bị bệnh gút băn khoăn nhất là bệnh gút có lây không. Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác.

Khi tìm hiểu về bệnh gút, sẽ có rất nhiều điều bạn băn khoăn và muốn được giải đáp. Một trong số những thắc mắc phổ biến nhất của hầu hết bệnh nhân là bệnh gút có lây không? Bệnh gút có di truyền không? Bài viết này là dành cho những ai mong muốn có được câu trả lời chính xác nhất.

Bệnh gút là bệnh gì?

Trong xã hội hiện đại, các căn bệnh về rối loạn chuyển hóa ngày càng có xu hướng gia tăng. Một trong số đó là bệnh gút, không những gia tăng tỷ lệ mắc bệnh mà độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Bệnh gút thực chất là một dạng viêm khớp, khởi phát do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Khi đó, các tinh thể urat sẽ lắng đọng ở trong và xung quanh các khớp xương, gây viêm khớp.

Các khớp bị viêm đi kèm biểu hiện sưng đau, bên ngoài da sẽ căng và màu đỏ. Những khớp thường bị viêm nhất là khớp bàn ngón chân. Ngoài ra còn có khớp mu bàn chân, khớp cổ chân, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp háng, khớp vùng chậu,... cũng có thể bị sưng viêm do gút.

Bệnh gút nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như biến dạng khớp, mất khả năng đi lại, suy thận, bệnh tim mạch,... Và một trong những thông tin mà người bệnh quan tâm là bệnh gút có lây không?

benh-gut-co-lay-khong-1.jpg
Viêm khớp bàn ngón chân cái

Bệnh gút có lây không?

Bản chất bệnh gút xuất hiện do việc tăng cao hàm lượng acid uric trong máu do rối loạn chuyển hóa purin. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn này bao gồm:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,...
  • Uống quá nhiều bia rượu và thức uống có cồn làm tăng nguy cơ bị gút.
  • Với phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, một trong số những nguyên nhân làm tăng uric máu là sự thiếu hụt estrogen. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh nội tiết tố nữ estrogen có thể hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Như vậy, có thể khẳng định bệnh gút không phải bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, những người thường xuyên tiếp xúc với nhau, có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không khoa học giống nhau sẽ dễ bị bệnh gút như nhau.

Bệnh gút có di truyền không?

Bệnh gút có di truyền không? Theo các chuyên gia, bệnh gút là bệnh lý có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bị bệnh gút, nguy cơ các con bị bệnh gút có thể lên đến 20%. Khoa học lý giải tình trạng tăng acid uric trong máu gây ra bệnh gút có mối liên hệ với một số gen chịu trách nhiệm vận chuyển urat (dạng ion hóa của axit uric) trong cơ thể.

benh-gut-co-lay-khong-2.jpg
Bệnh gút có lây không? Câu trả lời là không

Có thể kể đến một số gen có ảnh hưởng lớn nhất đến nồng độ acid uric trong máu như gen SLC2A9 và ABCG2. Gen ABCG2 có thể mã hóa thành một loại protein có khả năng giải phóng urat vào ruột để đào thải ra ngoài cơ thể. Nếu gen này đột biến, chức năng vận chuyển urat vào ruột suy giảm dẫn đến tăng acid uric trong máu và gây ra bệnh gút.

Gen SLC2A9 cũng mang thông tin mã hóa protein, chủ yếu được tìm thấy ở thận và làm nhiệm vụ đào thải ion urat theo đường nước tiểu. Gen này đột biến làm tăng tái hấp thụ và giảm thải urat ra ngoài có thể cũng dẫn đến bệnh gút. Con cái thừa hưởng hai gen đột biến này từ bố mẹ, nên có thể khẳng định bệnh gút có di truyền từ bố mẹ sang con.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gút?

Với câu hỏi bệnh gút có lây không, câu trả lời là không. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có yếu tố di truyền nên chúng ta không thể phòng ngừa cũng như chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có cách để giúp nguy cơ mắc bệnh gút. Một số cách bạn có thể áp dụng hàng ngày như:

  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu và phòng ngừa nguy cơ sỏi thận.
  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia và đồ uống có cồn. Bởi những đồ uống này chứa làm lượng purin cao, là nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Mỗi người trong chúng ta nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bởi thừa cân béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu đồng thời làm giảm thải acid uric niệu. Cả hai điều này khiến nồng độ acid uric máu tăng đột biến.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tươi, thịt trắng, các loại rau củ quả chứa hàm lượng purin thấp. Cùng với đó là xây dựng lối sống khoa học, tập luyện phù hợp để duy trì cân nặng và vóc dáng lý tưởng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các chỉ số bất thường về uric máu. Việc này giúp chúng ta sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
benh-gut-co-lay-khong-3.jpg
Duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh để phòng bệnh gút

Cách giảm đau do bệnh gút

Những bệnh nhân đã mắc bệnh gút dù là cấp tính hay mãn tính, dù chưa biến chứng hay đã biến chứng đều nên biết cách giảm đau do bệnh gút. Những cơn gút cấp khi bùng phát sẽ gây cảm giác đau đớn dữ dội, mỗi đợt có thể kéo dài đến 2 tuần. Nếu biết cách cắt cơn đau nhanh chóng, người bệnh sẽ thoải mái hơn, tránh làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Một số cách có thể áp dụng tại nhà giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau như:

  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn, vừa thúc đẩy đào thải tinh thể urat giúp giảm đau hiệu quả. Cách này đặc biệt hữu hiệu với những người bị viêm khớp ngón chân, cổ chân, mắt cá chân, mu bàn chân. Bạn có thể ngâm chân bằng nước muối ấm hoặc nấu nước lá lốt, nước lá tía tô để nguội bớt rồi ngâm chân.
  • Bệnh nhân cũng có thể lấy vài viên đá lạnh, cho vào khăn mềm và chườm lên các khớp bị đau sẽ đỡ đau hẳn.
  • Với những khớp bị sưng, người bệnh nên để các khớp được thoáng mát, tránh băng bó. Khi nằm nghỉ trên giường, người bệnh nên kê chân bằng gối để chân cao hơn người.
  • Những ngày bị cơn đau khớp hành hạ, bệnh nhân nên uống nước nhiều hơn để tăng cường đào thải acid uric. Uống nước khi cơn đau cấp xuất hiện sẽ giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Hãy ưu tiên nước lọc và các loại nước ép trái cây tốt cho người bị gút như nước ép dưa chuột, nước ép bí đao, nước ép cần tây,…
benh-gut-co-lay-khong-4.jpg
Dù bệnh gút có lây không bạn cũng cần áp dụng những cách giảm đau hiệu quả

Điều trị bệnh gút như thế nào?

Các cách điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh gút hiện nay vẫn là dùng thuốc. Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc gồm:

  • Thuốc giúp giảm nồng độ acid uric có thể giúp giảm acid uric trong cơ thể và giảm kích thước các hạt tophi.
  • Các loại thuốc dự phòng có tác dụng phòng ngừa hình thành mụn mủ trong quá trình điều trị giảm acid uric.
  • Các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau dùng để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi đợt gút cấp bùng phát.
  • Với những bệnh nhân bị gút mãn tính, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc phòng ngừa biến chứng.
  • Trong các trường hợp bệnh gút có biến chứng loét, bội nhiễm nốt tophi, nốt tophi kích thước lớn làm ảnh hưởng đến đi lại,... có thể cần phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi.

Vậy bệnh gút có lây không? Bệnh gút có thể di truyền tuy nhiên lại không có yếu tố lây truyền của các bệnh truyền nhiễm. Cùng với việc dùng thuốc điều trị gút theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học góp phần đẩy lùi các cơn đau do bệnh gút gây ra. Hy vọng những thông tin trên, hy vọng người bệnh đã biết cách để giảm đau cũng như phòng ngừa biến chứng của bệnh gút một cách hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin