Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để nâng cao thể trạng và hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn, người bệnh hen suyễn cần ăn uống khoa học, hợp lý. Do đó, người bệnh đặc biệt lưu ý bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì… để lên thực đơn hàng ngày cho bản thân.
Hãy tham khảo những thực phẩm trong bài viết sau đây để biết rõ bệnh hen suyễn kiêng ăn gì và nên ăn gì cũng như công dụng của từng loại thực phẩm tốt cho bệnh hen suyễn như thế nào.
Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ người bị hen suyễn cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều calo. Nạp nhiều calo làm tăng cân rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh hen suyễn vì béo phì có thể làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh hen suyễn không được uống rượu và hút thuốc. Trong khói thuốc lá chứa nhiều độc tố như Monoxit carbon (khí CO), Nicotin, các chất gây ung thư…sẽ gây kích thích phế quản co thắt, tăng tiết dịch nhầy, hình thành cơn hen suyễn cấp tính.
Khi ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ăn thực phẩm gây đầy hơi sẽ gây áp lực lên cơ hoành. Nếu bạn bị trào ngược axit sẽ gặp tình trạng khó thở. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa. Không chỉ kiêng thực phẩm gây đầy hơi, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ uống có gas.
Đây là trường hợp hiếm gặp. Một số bệnh nhân hen suyễn nhạy cảm với salicylat, một chất bảo quản thực vật tự nhiên, có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc và gia vị. Chất này cũng gây khởi phát các cơn hen và tạo ra sulfur dioxide gây kích ứng phổi.
Hiện nay, sulfite vẫn được sử dụng trong các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc có trong gia vị, rau đóng hộp, trái cây sấy khô, rượu vang và các thực phẩm khác.
Khi thắc mắc bệnh hen suyễn cần kiêng ăn gì, bạn hãy nhớ rằng dị ứng thức ăn sẽ làm cho bệnh nhân hen phế quản có tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh nên tránh các thực phẩm gây dị ứng và nên tránh cả những loại thức ăn tương tự được làm từ loại thực phẩm này.
Các món ăn mặn (chứa nhiều muối) sẽ gia tăng phản ứng với khí quản. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản nên kiêng chế độ ăn quá mặn, bên cạnh đó cũng hạn chế dùng một số thực phẩm có vị chua gắt như giấm, chanh…
Bệnh nhân hen suyễn nên tránh xa đồ đông lạnh thường có chứa sulfite và thành phần bảo quản natri bisulfit không tốt cho sức khỏe.
Chất bảo quản thực phẩm như natri bisulfit có trong các loại thực phẩm đồ hộp, đóng gói cũng có thể kích hoạt cơn suyễn. Người bệnh nên hạn chế dùng các loại thực phẩm này để tránh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Ăn nhiều chất béo Omega-6 và chất béo chuyển hóa có trong một số loại bơ, dầu thực vật và thực phẩm chế biến sẵn, có thể làm bệnh hen suyễn và các bệnh lý khác như bệnh lý tim mạch trở nên trầm trọng thêm.
Bạn nên kiêng các loại thực phẩm ngâm chua vì có chứa sulfite, một chất có thể khiến bệnh nhân hen suyễn gặp tình trạng khó thở. Nếu bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với sulfite thì không được ăn các loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, nước nho, rượu ngâm và một số loại nước giải khát.
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh hen suyễn kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý các loại thực phẩm tốt nên ăn để khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng bệnh tái phát.
Người bệnh hen nên ăn nhiều các loại trái cây như dưa vàng, bưởi, cam, trái kiwi, cà chua, súp lơ xanh… vì chứa nhiều vitamin C giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng và thở khò khè nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.
Người bệnh hen suyễn nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D bao gồm sữa, cá hồi, nấm và trứng. Với trẻ em và người lớn bị hen suyễn, vitamin D có thể làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi.
Ăn nhiều dầu cá giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh gây viêm như hen suyễn. Omega 3 thường trong các loại cá có lớp mỡ dày có thể làm giảm tình trạng viêm do bệnh hen suyễn.
Thức ăn có chứa nhiều magie có tính kháng viêm và làm giãn cơ trơn rất tốt cho người mắc bệnh hen. Magie thường được tìm thấy trong các thực phẩm như các loại rau xanh, bơ, các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng), các loại hạt (hạt bí, hạt dẻ, hạt điều), cà chua, chuối, Atiso, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các chế phẩm từ sữa.
Các thành phần vitamin A, C, E, carotenoid, chiết xuất hạt nho và coenzyme Q10… là những chất chống oxy hóa có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi, làm lành những vết viêm nhiễm do bệnh hen suyễn. Bạn có thể tìm thấy các thành phần này trong các loại trái cây hoặc rau củ màu vàng, đỏ, cam.
Người mắc bệnh hen suyễn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như cà rốt, dứa, khoai lang, các loại rau lá xanh đậm…để có được lá phổi và hệ hô hấp khỏe mạnh.
Người bệnh hen suyễn nên ăn những thực phẩm có chứa Alliums được tìm thấy rất nhiều ở hành, hẹ tây,… để hạn chế viêm nhiễm, cải thiện tình trạng hô hấp, tránh được các bệnh cảm cúm thông thường, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh hen suyễn uống gì để tốt cho sức khỏe cũng là điều cần lưu ý.
Các chất chống oxy hóa trong lá húng quế có khả năng kháng khuẩn, chống ho, long đờm, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện ở đường hô hấp, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng ở đường hô hấp.
Trong cà rốt có chứa một lượng lớn vitamin A giúp người bệnh bổ sung vitamin A trong máu, cải thiện chức năng phổi và giúp phổi khỏe mạnh hơn.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm nhẹ tình trạng sưng viêm của lớp niêm mạc trong đường hô hấp, tác dụng làm loãng đờm trong phế quản giúp cải thiện tình trạng thở khò khè.
Những thành phần shogaol, gingerol và zingerone có trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp thư giãn đường dẫn khí, làm sạch chất nhầy dư thừa trong khí quản và phổi, giúp hạn chế nhiễm trùng, loại bỏ đờm, giảm thiểu triệu chứng thở khò khè.
Trong táo có chứa quercetin, giúp hạn chế bệnh hen suyễn. Chất limonene được tìm thấy trong chanh có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm hô hấp, tổn thương phổi và Axit citric giúp làm sạch phổi, giúp bệnh nhân hen suyễn thở dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn, do đó người bệnh nên tham khảo kỹ bài viết bệnh hen suyễn kiêng ăn gì bên trên để xây dựng cho bản thân một chế độ ăn phù hợp.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp