Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh huyết áp cao và cách phân độ tăng huyết áp

Ngày 23/10/2022
Kích thước chữ

Thông thường ở người trưởng thành sẽ có nhịp tim từ 60 - 100 lần/ phút, nếu nhịp tim cao hơn 100 thì được xem là huyết áp tăng. Vậy liệu phân độ tăng huyết áp có mấy cấp và người bị huyết áp tăng nên chú ý gì?

Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Nhóm đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi. Phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được để phân chia thành các cấp độ khác nhau.

Bệnh huyết áp cao

Trước khi tìm hiểu về phân độ tăng huyết áp, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bệnh huyết áp cao là gì? Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim bơm máu để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Thông qua thiết bị đo huyết áp, chúng ta có thể dễ dàng biết được mức độ áp lực của dòng máu trong cơ thể chúng ta. Khi nói về huyết áp, thường dùng một số thuật ngữ y khoa như sau:

  • Huyết áp tâm thu: Đây là áp lực trong lòng động mạch khi tim bơm máu ra đến các cơ quan. Chỉ số tối đa này thường xuất hiện đầu tiên hoặc nằm ở bên trên phần kết quả của dụng cụ đo.
  • Huyết áp tâm trương: Đây là áp lực lúc nghỉ của động mạch giữa những lần bơm máu. Chỉ số tối thiểu này ở vị trí thứ 2 hoặc số nằm bên dưới phần kết quả của dụng cụ đo.
  • Đơn vị mmHg: Đây là đơn vị dùng để đo huyết áp, viết tắt của từ milimet thủy ngân.
Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg

Tăng huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Có hai loại tăng huyết áp chính là:

  • Tăng huyết áp nguyên phát (hay tăng huyết áp vô căn): Xảy ra phổ biến ở người trưởng thành và thường không xác định được nguyên nhân, chỉ âm thầm phát triển theo thời gian.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Cao huyết áp do các nguyên nhân từ tim mạch, bệnh lý hoặc lối sống không lành mạch. Dù chỉ chiếm khoảng 10% các trường hợp nhưng tăng huyết áp thứ phát diễn tiến nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Các phân độ tăng huyết áp

Ngưỡng chẩn đoán bệnh huyết áp cao có thể dao động nhẹ tùy thuộc vào từng cách đo huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi thực hiện đo huyết áp đúng quy trình bởi cán bộ y tế, phân độ tăng huyết áp được chia thành các cấp như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Khi huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: Khi huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Khi huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Khi huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100 – 109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Khi huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
5 phân độ tăng huyết áp 5 phân độ tăng huyết áp

Huyết áp bình thường: Khi huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 84 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì chúng ta sẽ ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ dựa vào mức độ dao động của huyết áp tâm thu.

Bệnh nhân huyết áp cao cần chú ý

Sau khi đã tìm hiểu về phân độ tăng huyết áp, chúng ta nên tham khảo qua những điều lưu ý mà bệnh nhân huyết áp cao nên ghi nhớ. Ngoài việc kiểm tra chỉ số huyết áp tại cơ sở y tế hoặc phòng khám, bệnh nhân cũng có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua máy đo huyết áp tại nhà. 

Để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý rằng nên nghỉ ngơi hoặc ngồi yên trước khi đo khoảng 5 phút. Mọi người cũng có thể đo huyết áp 2 lần để chắc chắn hơn nếu thấy huyết áp thay đổi nhiều so với bình thường.

Đối với trẻ em, chỉ số huyết áp của các bé sẽ không giống so với người lớn. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu nghi ngờ trẻ có những biểu hiện rối loạn huyết áp.

Bác sĩ thường không kê đơn thuốc để điều trị tăng huyết áp ở tình trạng huyết áp bình thường cao (129/84 mmHg) hoặc chạm ngưỡng tiền tăng huyết áp. Thay vào đó, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giúp giảm các trị số này, cũng như những nguy cơ gây ra bệnh huyết áp cao.

Bệnh nhân huyết áp cao nên kiểm tra huyết áp thường xuyên Bệnh nhân huyết áp cao nên kiểm tra huyết áp thường xuyên

Huyết áp trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 180/110 mmHg là tăng huyết áp độ 3, bệnh nhân cần phải được đưa ngay đến các cơ sở y tế. Nếu có xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, chẳng hạn như đau đầu, đau tức ngực, thở gấp hoặc choáng váng thì người bệnh nên được đưa đến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Bệnh tăng huyết áp thường tiến triển rất lặng lẽ với những triệu chứng mơ hồ hoặc có thể không có biểu hiện gì cụ thể. Chính vì vậy, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tăng huyết áp chính là người trung niên và cao tuổi, lao động nhiều hay có lối sống thiếu khoa học. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên chủ động theo dõi huyết áp của bản thân thường xuyên và đều đặn. Nếu không kịp thời phát hiện tình trạng huyết áp cao để uống thuốc hạ huyết áp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ dẫn đến tai biến nguy hiểm, nhất là dẫn đến đột quỵ.

Trong trường hợp cảm thấy huyết áp tăng bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Cần phải liệt kê đầy đủ tất cả các dấu hiệu liên quan nhịp tim nhanh mà mình đang gặp phải. 
  • Liệt kê đầy đủ và chi tiết cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bản thân và tiền sử bệnh gia đình cũng như các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
  • Thông báo về các loại thuốc, thực phẩm chức năng,… mình đang dùng.
  • Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, cần phải hỏi ý kiến các bác sĩ để hiểu rõ hơn. 

Qua đây, ắt hẳn mọi người đã có thêm thông tin về phân độ tăng huyết áp. Như vậy, chúng ta có thể thấy bệnh huyết áp cao là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì thế, để sở hữu cho mình một trái tim khỏe, mọi người cần phải thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể xảy ra những biểu hiện bất thường. 

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin