Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh lậu để lâu có sao không? Những biện pháp phòng tránh bệnh lậu

Ngày 13/09/2024
Kích thước chữ

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Vậy bệnh lậu để lâu có sao không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này.

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh lậu để lâu có sao không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng khi mắc phải bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhưng chưa kịp điều trị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh lậu để lâu có ảnh hưởng như thế nào và vì sao cần phải can thiệp sớm.

Bệnh lậu và các triệu chứng

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, lây qua đường tình dục. Vi khuẩn tấn công tại các niêm mạc ẩm ướt trong cơ thể như niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, miệng, và thậm chí hậu môn. Bệnh lậu thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn, kể cả bằng miệng, âm đạo hay hậu môn.

Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, với những triệu chứng điển hình như tiểu buốt, chảy mủ, nhưng cũng có thể không có biểu hiện rõ ràng, gây khó khăn trong việc phát hiện sớm.

Bệnh lậu để lâu có sao không? Những biện pháp phòng tránh bệnh lậu 2
Bệnh lậu để lâu có sao không? Câu trả lời là có và rất nguy hiểm

Bệnh lậu thường có các triệu chứng khác nhau giữa nam và nữ, nhưng có nhiều trường hợp người bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác mà không biết. Một số triệu chứng gây ra ở nam giới:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, kèm theo mủ màu vàng hoặc xanh chảy ra từ dương vật;
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc xuất tinh;
  • Ngứa hoặc đau ở niệu đạo.

Trong khi đó ở nữ thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tiểu buốt, đau khi đi tiểu;
  • Dịch âm đạo bất thường, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi;
  • Đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể gây nhiễm trùng ở miệng hoặc hậu môn, với các triệu chứng như đau họng, ngứa hoặc đau ở vùng hậu môn. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở nữ giới, bệnh lậu không có triệu chứng cụ thể, dẫn đến việc phát hiện muộn và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh lậu để lâu có sao không? Những biện pháp phòng tránh bệnh lậu 3
Các triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ cũng tương đối giống nhau: Tiểu buốt, tiểu mủ, đau khi quan hệ, đau khi đi tiểu

Bệnh lậu để lâu có sao không?

Rõ ràng bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm, thế nhưng vẫn có nhiều thắc mắc rằng: Bệnh lậu để lâu có sao không? Câu trả lời là rất nguy hiểm. Các rủi ro về sức khỏe mà bệnh lậu gây ra như sau:

Ảnh hưởng của sức khỏe sinh sản

Ở nữ giới nếu bệnh lậu không được điều trị, vi khuẩn có thể lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gây viêm vùng chậu (PID). PID có thể dẫn đến tình trạng vô sinh hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Thêm nữa nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu không được điều trị có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc sinh con bị nhiễm trùng.

Bệnh lậu để lâu có sao không? Những biện pháp phòng tránh bệnh lậu 4
Đối với nữ giới, khi mắc bệnh lậu có thể vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung khi mắc bệnh lậu

Vậy ở nam giới, bệnh lậu để lâu có sao không? Khi mắc bệnh lậu, vi khuẩn có thể gây viêm mào tinh hoàn, dẫn đến tình trạng vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng toàn thân

Nếu bệnh lậu để lâu không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng cơ hội toàn thân (DGI). Như vậy có thể dẫn đến viêm khớp, viêm da, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở các cơ quan khác. Nhiễm trùng máu là biến chứng rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tử vong.

Tăng nguy cơ mắc HIV

Bệnh lậu để lâu có sao không? Và nguy hiểm là bệnh lậu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV. Bởi vì vi khuẩn lậu có thể làm tổn thương niêm mạc và làm tăng khả năng tiếp xúc với HIV, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Điều trị HIV/AIDS là vấn đề thách thức với y học vì các bệnh cơ hội tấn công khi nhiễm virus HIV. Hiện nay việc điều trị HIV chỉ là điều trị triệu chứng, tìm cách kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Trong đó các thuốc điều trị có hiệu quả ngăn sự sinh sản, phát triển của virus.

Cách phòng ngừa bệnh lậu

Vì đã biết được bệnh lậu để lâu có sao không, nên cách tốt nhất để điều trị bệnh lậu là phòng ngừa. Các biện pháp phòng ngừa dưới đây mỗi người đều áp dụng được để tự bảo vệ sức khỏe sinh sản:

  • Sử dụng bao cao su: Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và các bệnh lây qua đường tình dục. Điều quan trọng là nên sử dụng loại bao cao su có chất lượng tốt.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Điều này có nghĩa là một bạn tình chung thủy sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh lậu. Khi càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu càng lớn và không thể kiểm soát được nguồn lây.
  • Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt trường hợp có nhiều bạn tình hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh. Bởi vì việc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ nhiễm trùng nào và điều trị kịp thời.
  • Giáo dục và nhận thức: Tìm hiểu và có kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục để nhanh chóng phát hiện được các triệu chứng ban đầu, cũng như biết cách tự bảo vệ bản thân.
  • Vệ sinh cá nhân: Duy trì vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục để ngăn các bệnh lây qua đường tình dục. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để tránh làm khô, mất cân bằng pH âm đạo.
  • Tránh quan hệ tình dục khi có triệu chứng: Nếu nghi ngờ có các biểu hiện thất thường như xuất hiện mụn nước, đau khi tiểu, dịch tiết bất thường,... hãy tránh quan hệ tình dục cho đến khi được kiểm tra và điều trị.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không chỉ riêng với trường hợp mắc bệnh lậu, mà mỗi người nên có thói quen không nên dùng chung đồ vật cá nhân. Bởi vì lậu cầu có thể tồn tại trên khăn tắm, bàn chải đánh răng,...

Ngoài ra để việc điều trị có hiệu quả và giảm sự lây lan trong cộng đồng thì người mắc bệnh lậu cần điều trị chung với bạn tình của mình. Đặc biệt cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lậu để lâu có sao không? Những biện pháp phòng tránh bệnh lậu 5
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một bạn tình sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lậu

Như vậy qua bài viết bạn đã biết bệnh lậu để lâu có sao không và những biện pháp phòng tránh bệnh lậu. Việc thăm khám định kỳ, phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và duy trì lối sống lành mạnh cũng là những yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.