Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Ngày 17/08/2023
Kích thước chữ

Tình trạng loãng xương là một trong những vấn đề thường thấy ở người cao tuổi. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vậy bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu nắm vững thông tin về bệnh loãng xương này nhé!

Loãng xương là một bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe xương, mà còn có thể tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của những người bị mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho thắc mắc: "Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?"

Loãng xương là bệnh gì?

Loãng xương còn được biết đến như xốp xương hoặc giòn xương, là tình trạng mất dần độ dày của xương. Khi mật độ xương giảm đi theo thời gian, xương trở nên dễ gãy và dễ bị tổn thương ngay cả khi có va chạm nhẹ. Các vết gãy xương do loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó, những vùng phổ biến thường gặp bao gồm xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Đáng chú ý, một số xương bị gãy sẽ không thể lành lại như xương cột sống và xương đùi, đòi hỏi đến điều trị phẫu thuật với những chi phí đáng kể.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? 1
Loãng xương là tình trạng mất dần độ dày của xương

Bệnh loãng xương thường tiến triển lặng lẽ. Người bệnh có thể trải qua cảm giác đau mỏi không rõ ràng, mất dần chiều cao, hoặc dáng vẻ của cột sống bắt đầu bị biến dạng. Những dấu hiệu này thường chỉ được phát hiện sau một khoảng thời gian dài. Đôi khi, bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các triệu chứng gãy xương.

Theo thời gian, khi tuổi càng cao tình trạng loãng xương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì càng lớn tuổi, quá trình tái tạo và phá hủy xương có thể trở nên không cân đối, dẫn đến suy giảm mật độ xương.

Giải đáp: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương là một tình trạng y tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến cấu trúc và sức mạnh của xương. Đây là các yếu tố quan trọng cần xem xét:

  • Nguy cơ gãy xương cao: Xương bị loãng trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn, ngay cả với những chấn thương nhẹ. Các vị trí gãy xương phổ biến bao gồm hông, cổ tay, và cột sống.
  • Gãy xương hông: Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của loãng xương. Gãy xương hông thường đòi hỏi phẫu thuật và có thể dẫn đến mất khả năng vận động lâu dài hoặc thậm chí tử vong.
  • Giảm chiều cao và gù lưng: Loãng xương có thể dẫn đến gãy nén đốt sống, làm giảm chiều cao và gây gù lưng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tư thế mà còn có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.
  • Đau lưng mãn tính: Gãy nén đốt sống có thể gây đau lưng mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Loãng xương và những hệ quả của nó có thể gây lo âu, trầm cảm do mất khả năng tự lập và lo sợ gãy xương.

Bệnh loãng xương là một tình trạng nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng tự lập của người bệnh. Việc nhận thức sớm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh này.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? 3
"Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?" Câu trả lời là có

 

Mách bạn các cách phòng ngừa loãng xương

Ngoài thắc mắc về bệnh loãng xương có nguy hiểm không, nhiều người còn hoang mang không biết bệnh loãng xương có chữa được không. Loãng xương là một căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì thế, việc nắm được các phương pháp phòng ngừa loãng xương là điều cần thiết để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các chất. Ngoài ra, cần cung cấp thêm canxi cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu canxi tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày. Các nguồn canxi tốt bao gồm: Hải sản, trứng, sữa, rau bó xôi,...
  • Tập luyện thể dục hợp lý: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thở không khí trong lành, tắm nắng và vận động ngoài trời vào buổi sáng. Điều này giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn và tăng cường sự hoạt động của các khớp, đồng thời cung cấp lượng vitamin D cần thiết. Người mắc bệnh loãng xương cần lưu ý nên khởi động trước tập và thư giãn sau tập luyện. Người cao tuổi cần tránh bài tập tạo áp lực lớn lên xương, đặc biệt là các bài tập thay đổi tư thế đột ngột.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung canxi: Đây là một cách cung cấp canxi và hỗ trợ ngăn chặn tình trạng loãng xương hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung canxi giúp bảo vệ khỏi tình trạng loãng xương một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đảm bảo bổ sung đúng và đủ lượng canxi cần thiết.

Tóm lại, phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương có thể thực hiện thông qua việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? 4
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ để bổ sung canxi và ngăn chặn tình trạng loãng xương

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho thắc mắc bệnh loãng xương có nguy hiểm không cũng như một số kiến thức cần biết về căn bệnh này. Hi vọng bài viết hữu ích đến bạn trong việc phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của bệnh loãng xương một cách hiệu quả. Từ đó bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm