Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh máu trắng (ung thư máu) là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Vậy bệnh máu trắng gây nguy hiểm như thế nào cho người bệnh và bệnh máu trắng sống được bao lâu? Nếu bạn đang quan tâm tới bệnh máu trắng, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Bệnh máu trắng là một bệnh ung thư nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, đem lại hiệu quả cao. Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh máu trắng sống được bao lâu?
Bệnh máu trắng còn gọi là ung thư máu, là một bệnh lý ác tính gây mất cân bằng giữa các dòng tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Trong cơ thể, các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương. Bệnh máu trắng liên quan chủ yếu đến các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Bình thường, các tế bào này được sinh ra, phát triển và biệt hóa tại tủy xương cả về mặt cấu trúc và chức năng. Thế nhưng ở những người mắc bệnh máu trắng, các tế bào bạch cầu sẽ phát triển và biệt hóa bất thường, làm thiếu các tế bào bảo vệ cơ thể, đồng thời chèn ép các dòng tế bào khác như hồng cầu, tiểu cầu, gây thiếu máu, xuất huyết và các triệu chứng nguy hiểm khác.
Bệnh máu trắng gồm 3 nhóm chính:
Ngày nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh máu trắng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta cho rằng, có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh máu trắng:
Tia xạ: Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh máu trắng cao ở các thành phố sau vụ đánh bom nguyên tử là Hiroshima và Nagasaki. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các tia xạ nguy hiểm có khả năng cao mắc bệnh máu trắng.
Hóa chất: Những người tiếp xúc với các loại hóa chất như formaldehyde, benzen thời gian dài hay sử dụng hóa chất để chữa bệnh ác tính dễ mắc bệnh máu trắng.
Virus: Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã thấy mối liên quan giữa nhiễm một số virus với bệnh máu trắng ở động vật thực nghiệm.
Bệnh nhân từng điều trị ung thư: Những bệnh nhân điều trị ung thư thường phải tiếp xúc với lượng lớn tia xạ và hóa chất trong quá trình trị liệu. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng trên những bệnh nhân này.
Thuốc lá: Trong các bài nghiên cứu, trong thuốc lá có chứa tới hơn 40 loại hóa chất có khả năng gây ung thư bao gồm cả bệnh máu trắng. Ngày nay, tỷ lệ người trẻ hút thuốc lá ngày càng cao khiến bệnh máu trắng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, ở những người hút thuốc thường xuyên có kèm theo nghiện rượu bia thì nguy cơ mắc bệnh máu trắng càng cao.
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh máu trắng
Yếu tố di truyền: Một số trường hợp, bệnh có tính chất gia đình, trẻ sinh đôi cùng trẻ mắc bệnh máu trắng thì nguy cơ mắc bệnh lên tới 20%. Ở những bệnh nhân bị mắc một số bệnh di truyền như: Hội chứng Down, hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh máu trắng cao.
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh máu trắng cũng như hầu hết các bệnh ung thư khác càng cao.
Giới tính: Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới mắc bệnh máu trắng cao hơn ở nữ giới.
Chủng tộc: Các nghiên cứu cho thấy nhóm người gốc Châu Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm người khác.
Bệnh máu trắng có biểu hiện bệnh rất đa dạng đôi khi khiến chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác nếu không khám xét tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Một số biểu hiện của bệnh máu trắng mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:
Mệt mỏi, sút cân: Khi số lượng bạch cầu chèn ép làm số lượng hồng cầu giảm nhiều làm cơ thể bị thiếu máu trầm trọng khiến cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân, suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Ngoài ra có thể hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở…
Đau đầu: Đau đầu trong bệnh máu trắng là tình trạng đau đầu kéo dài kèm theo người mệt mỏi, xanh xao, dễ ra mồ hôi trộm vào ban đêm. Nguyên nhân là do hiện tượng thiếu máu làm thiếu máu lên não khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên, dai dẳng và kéo dài.
Xuất huyết: Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm nhiều khiến da và niêm mạc có biểu hiện xuất huyết. Biểu hiện xuất huyết rất đa dạng về vị trí và tính chất. Người bệnh dễ dàng bị bầm tím sau va đập, sau tiêm truyền, dễ chảy máu răng miệng sau khi đánh răng hay chảy máu mũi tự nhiên… Đây là một trong các nguyên nhân chính thôi thúc người bệnh đi khám bệnh.
Xuất huyết là một trong các biểu hiện của bệnh máu trắng
Đau xương khớp: Bệnh máu trắng xuất phát từ tế bào bạch cầu được sản xuất ở tủy xương, do đó bệnh gây đau nhức xương. Tùy từng giai đoạn của bệnh mà biểu hiện đau nhức xương khớp ở các mức độ khác nhau.
Dễ bị nhiễm trùng: Căn nguyên của bệnh máu trắng chính là thiếu các tế bào bạch cầu trưởng thành có chức năng hoàn chỉnh nên người bệnh dễ dàng mắc các bệnh lý nhiễm trùng với các biểu hiện: Sốt, nhiễm trùng tại chỗ tại các cơ quan như viêm nhiễm đường hô hấp, tiết niệu, trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng huyết.
Sốt kéo dài: Bệnh máu trắng làm cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu, dễ dàng mắc các bệnh lý nhiễm trùng, gây sốt dai dẳng kéo dài.
Bệnh máu trắng sống được bao lâu? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không có một con số chính xác cho câu hỏi này. Bởi thời gian sống của bệnh máu trắng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Bên cạnh vấn đề về thời gian sống của bệnh thì bệnh máu trắng có chữa được không cũng được rất nhiều người quan tâm. Bệnh máu trắng vốn được xem là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người mắc bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ cũng như các kỹ thuật máy móc hiện đại trong y học, các phương pháp điều trị đã mở ra cơ hội sống kéo dài cho nhiều người.
Bệnh máu trắng có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giai đoạn bệnh, loại ung thư máu, tuổi mắc, sức khỏe toàn thể, bệnh đã lan sang các cơ quan lân cận hay đã di căn chưa? Các phương pháp điều trị mà bạn được sử dụng. Tất cả các yếu tố này sẽ quyết định hiệu quả điều trị.
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh máu trắng như: Xạ trị, hóa trị liệu, sử dụng tế bào đích, liệu pháp miễn dịch, cấy ghép tủy xương… Bên cạnh đó, nhận biết bệnh càng sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi càng cao giúp người bệnh hoàn toàn có khả năng chiến thắng căn bệnh này.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh máu trắng mà Nhà Thuốc Long Châu muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết giải đáp được thắc mắc: “Bệnh máu trắng sống được bao lâu”. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích về sức khỏe tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.