Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi cân bằng của hệ vi sinh vật bị xáo trộn, bệnh nấm đường tiêu hóa sẽ tận dụng cơ hội này để phát triển ngoài sự kiểm soát gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy và nghiêm trọng hơn là khả năng nhiễm trùng các cơ quan nội tạng.
Nhiễm nấm đường tiêu hóa cũng có thể gây nhiều ổ loét ở các bộ phận như dạ dày, tá tràng và thậm chí dẫn đến tình trạng thủng ruột. Dưới đây là tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa mà ai cũng nên biết.
Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người với sự tham gia của hàng tỷ loại vi khuẩn, virus, nấm và vi sinh vật khác. Trong số này, có nấm Candida Albicans, một loại nấm tự nhiên cũng như là loại nấm gây bệnh.
Nấm Candida thuộc loại nấm men nhưng có đặc điểm riêng biệt với khả năng phát triển theo cách phân nhánh của sợi nấm. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động tối ưu, nấm Candida và các vi khuẩn gây bệnh khác có thể sinh sôi mạnh mẽ hơn, làm mất cân bằng trong hệ vi sinh vật và dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Biểu hiện thường gặp của việc phát triển quá mức của nấm Candida có thể bao gồm tình trạng tưa lưỡi, ngứa ngáy và khó chịu. Nấm Candida có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, không chỉ giới hạn ở vùng miệng.
Trong điều kiện bình thường, nấm Candida tồn tại mà không tạo ra vấn đề sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, khi phát triển quá mức, nó có thể gây nên nhiều vấn đề khác nhau từ da đến bộ phận sinh dục, màng nhầy và ruột.
Các thành phần của thành tế bào Candida như α- và β-mannans, có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nấm Candida có khả năng "trốn tránh" hệ thống miễn dịch bằng cách ẩn β-glucan trên bề mặt của nó, làm giảm khả năng nhận biết và tiêu diệt nấm Candida bởi các tế bào miễn dịch.
Do đó, khi hệ thống miễn dịch không đủ mạnh, nấm Candida có thể tự thích ứng và gây nên các vấn đề sức khỏe.
Người có hệ thống miễn dịch suy giảm, nhóm người già và trẻ nhỏ thường dễ phát triển nấm Candida quá mức.
Ngoài ra, các yếu tố khác như chế độ ăn uống giàu đường và sử dụng thuốc kháng sinh cũng có liên quan tới nguy cơ nhiễm Candida. Dưới đây là một số dạng nhiễm nấm thường gặp trong đường tiêu hoá và các triệu chứng nhận biết.
Nấm miệng, hay còn được biết đến với tên gọi nấm Candida miệng, là tình trạng mà nấm Candida phát triển quá mức trong khoang miệng. Thông thường, các vùng tưa lưỡi màu trắng có thể xuất hiện trên nướu, vòm miệng, lưỡi, amidan và cổ họng.
Candida albicans thường tồn tại trong miệng mà không tạo ra ảnh hưởng tiêu cực nào. Tuy nhiên, trong môi trường thuận lợi, nó có thể phát triển ngoài sự kiểm soát.
Nấm Candida này không hay gặp người lớn khỏe mạnh. Thường xuyên xuất hiện ở trẻ em, người già và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Ở giai đoạn ban đầu của nhiễm trùng, có thể không có dấu hiệu rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng như sau:
Khi cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị mất do bệnh tật, sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu thụ rượu hoặc trải qua tình trạng căng thẳng, chế độ ăn nghèo nàn với nhiều đường và carbohydrate tinh chế, nấm Candida có thể phát triển quá mức và gây ra các dấu hiệu khó chịu về sự phát triển ở đường ruột.
Ban đầu, các triệu chứng của nấm đường tiêu hóa có thể không đặc hiệu. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường là một triệu chứng phổ biến. Bệnh nấm Candida thường ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể gây thiếu hụt magie, axit béo thiết yếu và vitamin. Các triệu chứng nấm đường tiêu hóa bao gồm:
Nhìn chung, hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và xử lý đường, chất xơ và tinh bột. Khi nấm Candida phát triển quá mức, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc đầy hơi.
Các bệnh tiêu hóa mãn tính và nghiêm trọng bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể liên quan đến sự phát triển quá mức của nấm Candida trong ruột.
Để điều trị nấm đường tiêu hóa, cần tuân thủ nguyên tắc dựa vào tình trạng bệnh (nhẹ hoặc nặng), thể trạng của người bệnh và quan trọng nhất là phải được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc.
Trong trường hợp nấm Candida nhẹ đến vừa, Ketoconazole là một lựa chọn phổ biến. Thuốc này ức chế enzym alpha demethylase và ngăn cản tổng hợp ergosterol, làm thay đổi lipid của màng tế bào nấm, ức chế sự phát triển của nấm. Ketoconazole tan tốt trong môi trường acid dạ dày, vì vậy không nên dùng đồng thời với các thuốc trung hòa acid dạ dày hoặc thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, Ketoconazole có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và có nguy cơ gây chảy máu đường tiêu hóa. Việc sử dụng Ketoconazole cần được kiểm tra và giám sát chức năng gan.
Trong trường hợp nấm Candida nặng, Fluconazole là một lựa chọn mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tác dụng phụ như hoại tử nhiễm độc da và có hại cho thận, đặc biệt là đối với những người có sẵn vấn đề thận. Việc sử dụng Fluconazole cần được theo dõi và báo cáo bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cho bác sĩ.
Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa do Candida albicans nhẹ, Nystatin là một lựa chọn. Nystatin không tác động đến vi khuẩn bình thường trong hệ tiêu hóa và có tác dụng kìm hãm hoặc diệt nấm Candida. Tuy nhiên, Nystatin cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Sử dụng Nystatin cần tuân thủ liều lượng và theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào.
Lưu ý rằng bệnh nhân không nên tự y áp dụng các loại thuốc kháng nấm mà không được sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ.
Như vậy, bệnh nấm đường tiêu hóa có thế gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn lựa chọn nhận biết và đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Cách điều trị nấm Candida tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...