Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Ngày 23/04/2023
Kích thước chữ

Khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc không đúng thời điểm đều có thể đem lại những tác hại và nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề trên, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lợi ích của khoai lang cũng như thông tin về bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.

Bệnh lý trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (hay còn được gọi Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) là bệnh lý xảy ra do tình trạng dịch tiêu hóa của dạ dày (bao gồm: Thức ăn, dịch vị,...) thường xuyên trào ngược lên thực quản. Thêm vào đó, tính axit của dịch tiêu hóa có thể gây kích ứng và dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc thực quản.

Những thông tin người bệnh trào ngược dạ dày cần biết khi sử dụng khoai lang 1
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản 

Thành phần dinh dưỡng chứa trong khoai lang

Trước khi tìm hiểu về vấn đề trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không, chúng ta cần nắm rõ các thông tin dinh dưỡng mà khoai lang mang lại cho cơ thể, bao gồm:

  • Chất xơ và tinh bột: Khoai lang rất giàu hàm lượng chất xơ và tinh bột. Chất xơ và tinh bột trong khoai lang có thể hỗ trợ trung hòa axit dạ dày, tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tình trạng khó tiêu, táo bón ở người bị trào ngược dạ dày. 
  • Protein: Trong khoai lang chứa một lượng protein (100g khoai lang chứa 1,6g protein) có thể hỗ trợ cung cấp năng lượng và chữa lành tế bào bị tổn thương.
  • Mangan: Một loại khoáng chất có trong khoai lang có thể hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả.
  • Magie: Bên cạnh mangan, khoai lang còn chứa magie có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau ở vùng thượng vị và căng thẳng thần kinh.
  • β-caroten: Lượng β-caroten có trong khoai lang có thể hỗ trợ giảm đau, làm giảm các phản viêm và bảo vệ dạ dày khỏi tác động oxy hóa của các gốc tự do.
  • Vitamin A: Có khả năng hỗ trợ làm giảm viêm và thúc đẩy các quá trình chữa lành các mô dạ dày và thực quản bị tổn thương do sự trào ngược dịch tiêu hóa. Bên cạnh đó, vitamin A có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Vitamin B6: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B6 có thể hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu.
  • Vitamin C: Hàm lượng vitamin C trong khoai lang có thể hỗ trợ bảo vệ dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin E: Có thể hỗ trợ chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Những thông tin người bệnh trào ngược dạ dày cần biết khi sử dụng khoai lang 2
Khoai lang chứa nhiều chất xơ, các loại kháng chất và vitamin

Người bệnh trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?

Từ các thông tin trên, câu trả lời cho câu hỏi “Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?” là có. Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh nếu bổ sung lượng khoai lang hợp lý, đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên ăn khoai nấu chín chứ không ăn khoai lang sống.

Một số gợi ý về món ăn từ khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ tốt cho sức khỏe cho người bệnh trào ngược dạ dày. Nếu bạn chưa biết đến các món ăn chế biến từ khoai lang thì bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:

Khoai lang luộc/hấp

Hấp, luộc, nấu canh, nấu chè,… là các cách chế biến khoai lang nhằm giữ cho lượng protein, axit amin và enzyme trong khoai lang còn nguyên vẹn. Khi chế biến, lưu ý không nên để khoai quá chín do sẽ làm giảm hàm lượng lớn giá trị dinh dưỡng. 

Súp khoai lang

Bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: xương gà (khoảng 500g), 2 củ khoai lang, 1 củ hành tây, bơ cùng rau ngò, tỏi và gia vị.
  • Bước 2: Sau đó rửa sạch xương gà, cho vào nồi và đun lửa nhỏ cùng 600ml nước sạch.
  • Bước 3: Tắt bếp khi xương gà đã mềm, sau đó bỏ xương và chắt nước hầm. 
  • Bước 4: Chế biến các nguyên liệu hành tây (lột vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu); khoai lang (gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vuông nhỏ); tỏi (bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ).  
  • Bước 5: Cho nồi lên bếp, khi nồi nóng thì cho bơ vào. Sau đó, cho thêm tỏi và hành tây, đảo đều tay.
  • Bước 6: Cho nước hầm xương gà và khoai lang vào nồi, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa cho đến khi khoai lang mềm thì có thể nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Khoai lang nấu xương sườn

Khoai lang nấu xương sườn là món ăn có nhiều lợi ích cho dạ dày và xương khớp, gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: Xương sườn (3 – 5 lạng), khoai lang (khoảng 2 củ), hành và gia vị vừa đủ.
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Gọt vỏ, rửa sạch và cắt khoanh khoai lang; xương sườn rửa sạch và chặt miếng vừa ăn; hành bóc vỏ, đập dập.
  • Bước 3: Làm nóng nồi, phi thơm hành.
  • Bước 4: Cho nước vào, đun sôi, sau đó thêm xương sườn vào nồi, đun từ 10 – 15 phút.
  • Bước 5: Cuối cùng, thêm khoai lang và tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi khoai mềm
  • Bước 6: Nêm cho vừa miệng sau đó thêm hành và bắc xuống bếp.
Những thông tin người bệnh trào ngược dạ dày cần biết khi sử dụng khoai lang 5
Thêm cà rốt hầm cùng khoai lang nấu sườn

Khoai lang gừng

Khoai lang gừng là món ăn có khả năng kích thích vị giác và dễ tiêu hóa nên rất phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, trong gừng các hoạt chất có thể  giúp kháng viêm, trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: 1 – 2 củ khoai lang, khoảng nửa muỗng dầu dừa khoảng nửa muỗng gừng băm nhỏ, hành tím, tỏi băm và một số gia vị khác.
  • Bước 2: Sơ chế khoai lang: Gọt vỏ, rửa sạch và luộc đến khi mềm.
  • Bước 3: Sau đó nghiền khoai lang.
  • Bước 4: Phi thơm tỏi, gừng, hành 
  • Bước 5: Thêm giấm táo, hạt tiêu, bột canh, mì chính vào khoai lang đã ngấm gia vị, trộn đều
  • Bước 6: Thưởng thức món ăn.

Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý điều gì khi ăn khoai lang?

Dưới đây là một số lưu ý, người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cần chú ý khi sử dụng:

  • Ăn một lượng vừa phải khoai lang chín: Theo các khuyến nghị của các chuyên gia tiêu hóa, mỗi lần nên ăn khoảng 100g. Nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích sản xuất khí Carbon dioxide, từ đó gây áp lực cho dạ dày.
  • Không nên ăn khoai lang sống: Người bệnh trào ngược dạ dày tuyệt đối không được ăn khoai lang sống do tinh bột trong khoai sẽ gây khó tiêu và tăng áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, các enzym trong khoai sống có thể gây buồn nôn, ợ chua. 
  • Không nên ăn khoai lang vào lúc sắp đi ngủ: Do có thể gây đầy bụng và khó tiêu, từ đó làm bệnh nhân khó ngủ.
Những thông tin người bệnh trào ngược dạ dày cần biết khi sử dụng khoai lang 5
Không nên ăn khoai lang sống

Bài viết đã cung cấp các thông tin về việc người bệnh trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không. Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản thì việc sử dụng khoai lang nên được cẩn trọng để không đem lại những tác hại cho sức khỏe của mình.

Gia Bảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin