Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không? Những lưu ý cần biết

Ngày 27/09/2024
Kích thước chữ

Người bệnh tiểu đường luôn phải cẩn trọng khi chọn thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát đường huyết. Khoai lang mật, với vị ngọt tự nhiên và giàu dinh dưỡng, thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, liệu người bị bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?

Khoai lang mật được biết đến với hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu người mắc bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không? Với hàm lượng carbohydrate tự nhiên cao, khoai lang mật có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem người tiểu đường có ăn khoai lang mật được không và những lưu ý cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang mật

Trước khi tìm hiểu xem liệu người bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không, chúng ta cần tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của khoai lang mật. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai lang mật nướng:

  • Calo: Khoai lang mật chứa khoảng 112 - 130 calories.
  • Carbohydrates: Hàm lượng carbohydrate khoảng 25 - 30g, chủ yếu từ đường tự nhiên, cung cấp năng lượng nhưng cần theo dõi để ổn định mức đường huyết.
  • Chất xơ: Khoai lang mật cung cấp khoảng 3g chất xơ.
  • Vitamin và khoáng chất: Giàu vitamin A, C và K, cùng với sắt, kali và magie.
  • Chất chống oxy hóa: Chứa beta-carotene và anthocyanin, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm nguy cơ bệnh mãn tính.
Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không? Những lưu ý cần biết 1
Khoai lang mật chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe 

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang mật nướng:

  • Năng lượng: 86 calo (4.3% DV);
  • Chất đường bột: 20,12g (7% DV);
  • Chất xơ: 3g (11% DV);
  • Đường: 4,18g;
  • Chất đạm: 1,57g (3% DV);
  • Chất béo: 0,05g;
  • B3 (Niacin): 0,557 mg (3% DV);
  • B2 (Riboflavin): 0,061 mg (5% DV);
  • B5 (Pantothenate): 0,8 mg (16% DV);
  • B6: 0,3 mg (12% DV);
  • B4 (Choline): 12,3 mg (2% DV);
  • B1 (Thiamin): 0,078 mg (6% DV);
  • B9 (Folate): 11 mcg (3% DV);
  • Beta-carotene (vitamin A): 14187 IU (79% DV);
  • Vitamin C: 22,3 mg (24.7% DV);
  • Vitamin E: 0,26 mg (2% DV);
  • Vitamin K: 3,5 mcg (2% DV);
  • Kẽm: 0,3 mg (3% DV);
  • Sắt: 0,7 mg (3% DV);
  • Magiê: 25 mg (6% DV);
  • Kali: 337 mg (7% DV);
  • Natri: 55 mg (2% DV).

Người bệnh tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?

Khoai lang mật là một loại thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng nhiều người đang thắc mắc liệu tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang mật, nhưng cần kiểm soát khối lượng tiêu thụ trong mỗi khẩu phần. Khoai lang mật là loại thực phẩm gần như không chứa chất béo và việc tiêu thụ nó có thể giúp người bệnh tiểu đường cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm thiểu việc tiêu thụ đường và tinh bột từ các thực phẩm khác.

Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không? Những lưu ý cần biết 2
Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai lang mật có chỉ số đường huyết (GI) tương đối cao, khoảng 70. Điều này có nghĩa là nếu tiêu thụ quá mức, khoai lang mật có thể làm tăng nhanh mức đường huyết. Trong cơ thể, lượng carbohydrate từ khoai lang mật sẽ được chuyển hóa nhanh chóng thành glucose, dẫn đến việc gia tăng đột ngột mức đường huyết trong máu. Do đó, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc khẩu phần ăn và kết hợp khoai lang mật với các thực phẩm khác để duy trì sự ổn định của chỉ số đường huyết.

Cách ăn khoai lang mật dành cho người tiểu đường

Để người bệnh tiểu đường có thể tận dụng lợi ích của khoai lang mật mà vẫn kiểm soát tốt mức đường huyết, dưới đây là một số cách ăn khoai lang mật tốt hơn:

  • Kiểm soát khẩu phần: Nên ăn với lượng vừa phải, khoảng 100-150g mỗi lần. Khẩu phần này đủ để cung cấp năng lượng và dưỡng chất mà không làm tăng đột ngột đường huyết. 
  • Chế biến phù hợp: Nên hấp hoặc luộc khoai lang mật thay vì chiên hoặc nướng với nhiều dầu mỡ. Cách chế biến này không chỉ giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mà còn hạn chế thêm chất béo không cần thiết, từ đó giúp kiểm soát lượng calo tốt hơn.
  • Kết hợp thực phẩm: Nên kết hợp khoai lang mật với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn, như rau xanh, để làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Việc này không chỉ giúp giảm bớt chỉ số đường huyết mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Ăn vào thời điểm thích hợp: Nên ăn khoai lang mật vào bữa ăn chính hoặc bữa phụ để cảm thấy no lâu hơn và tránh thèm ăn đồ ngọt. Tránh ăn khoai lang mật vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động hơn, vì điều này có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu.
  • Kết hợp với hoạt động thể chất: Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn khoai lang mật có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Những hoạt động như đi bộ nhẹ, yoga hay tập thể dục tại nhà có thể hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe.
Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không? Những lưu ý cần biết 3
Cần kết hợp ăn khoai lang mật với rau xanh hoặc trái cây để giảm lượng đường hấp thụ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: "Tiểu đường có ăn khoai lang mật được không?". Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể đưa khoai lang mật vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh nên ăn với lượng vừa phải, kết hợp với chế độ ăn cân bằng và tập luyện thường xuyên. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin