Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tìm hiểu khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào?

Ngày 26/09/2024
Kích thước chữ

Nhiều người thích ăn khoai sọ và khoai môn vì không chỉ ngon miệng mà hai loại khoai này còn rất tốt cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về hai loại khoai này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khoai sọ và khoai môn đều là loại thực phẩm quen thuộc trong gian bếp ăn của người Việt. Cả hai loại khoai này đều có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy khoai môn và khoai sọ có giống nhau không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hai loại khoai này nhé!

Khoai môn và khoai sọ có giống nhau không?

Nhiều người thường nhầm lẫn cho rằng khoai sọ và khoai môn là cùng một loại, nhưng thực chất đây là hai loại khác nhau. Vậy khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào? Cả khoai môn và khoai sọ đều thuộc họ thực vật Araceae với tên gọi chung là Colocasia Esculenta. Tuy nhiên, giữa khoai loại khoai này lại có một chút khác biệt về màu sắc và kích thước. Cụ thể như sau:

Về kích thước

Cả hai loại khoai này đều là cây ăn củ và được phân chia thành củ cái và củ con. Trong đó, củ khoai sọ có kích thước nhỏ và bao gồm nhiều củ con, mỗi củ chỉ có kích thước to bằng nắm tay. Trong khi đó, củ khoai môn lại tương đối to và thường nhiều củ cái hơn củ con, trọng lượng trung bình khoảng 1.5 đến 2 kg.

Khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào? 5
Củ khoai sọ có kích thước nhỏ hơn củ khoai môn

Về màu sắc bên ngoài

Nếu bạn chưa biết khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào thì có thể phân biệt qua màu sắc bên ngoài. Theo đó, khoai môn có lớp vỏ màu nâu, bề mặt tương đối nhẵn với các đường vân dọc và vân ngang. Trong khi đó, khoai sọ lại có lớp vỏ màu sẫm hơn, nhiều lông dài và bề mặt thô ráp hơn.

Về màu sắc bên trong

Màu sắc bên trong phần ruột của khoai sọ chủ yếu có màu trắng. Còn khoai môn lại có phần thịt bên trong màu trắng, hơi ngả tím hoặc màu vàng.

Mặc dù khoai sọ và khoai môn đều có những khác biệt nhất định về hình dáng bên ngoài, nhưng cả hai loại khoai này đều có thành phần dinh dưỡng và công dụng tương tự nhau. Do vậy, chúng thường được dùng trong các món ăn như canh xương, lẩu và bánh ngọt.

Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ và khoai môn

Mặc dù khoai sọ và khoai môn khác nhau đôi chút về hình dáng và màu sắc, nhưng thành phần dinh dưỡng của chúng lại khá tương đồng. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng cơ bản trong 100g khoai môn và khoai sọ, dựa trên số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA):

  • Carbohydrate: 26.5g;
  • Chất xơ: 4.1g;
  • Đạm: 1.2g;
  • Tổng chất béo lipid: 0.2g;
  • Tổng lượng đường: 0.4g;
  • Kali: 591mg;
  • Canxi: 43mg;
  • Magie: 33mg;
  • Natri: 11mg;
  • Sắt: 0.55mg;
  • Kẽm: 0.23mg;
  • Đồng: 0.172mg;
  • Selen: 0.7µg;
  • Vitamin C: 4.5mg;
  • Vitamin B1: 0.095mg;
  • Vitamin B3: 0.6mg;
  • Vitamin B5: 0.303mg;
  • Vitamin B6: 0.283mg;
  • Vitamin B2: 0.025mg;
  • Vitamin A: 4µg;
  • Vitamin E: 2.38mg;
  • Vitamin K: 1µg.
Khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào? 2
Cả khoai sọ và khoai môn đều có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau

Bên cạnh đó, khoai môn và khoai sọ còn chứa các dưỡng chất có lợi khác như lysin, glycin, caroten và axit béo không bão hòa. Trong mỗi 100g khoai môn hoặc khoai sọ cung cấp khoảng 112 kcal năng lượng và 70.6g nước.

Lợi ích của khoai sọ và khoai môn đối với sức khỏe

Việc thường xuyên ăn khoai sọ và khoai môn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ giảm cân: Cả hai loại khoai đều chứa một lượng lớn chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan, giúp tạo cảm giác no lâu sau bữa ăn. Chất xơ còn làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua ruột, giúp giảm cơn thèm ăn và lượng calo tiêu thụ.
  • Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ trong khoai môn giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, cải thiện môi trường ruột và tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Phòng ngừa ung thư: Khoai môn chứa nhiều polyphenol - hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Đặc biệt, quercetin trong khoai môn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh tim: Khoai môn giàu tinh bột và chất xơ, hỗ trợ giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cường sức khỏe tim mạch. Chất xơ trong khoai môn còn giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm tích trữ chất béo trong cơ thể.
  • Tăng cường miễn dịch: Trong khoai sọ và khoai môn có chứa các hợp chất sinh học như phenolic và glycoalkaloids, giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, làm tăng cường khả năng kháng khuẩn và hạ đường huyết.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Khoai môn chứa nhiều dưỡng chất giúp điều chỉnh insulin và hỗ trợ tuần hoàn máu, duy trì lưu thông khí huyết hiệu quả.
  • Thúc đẩy trao đổi chất: Magie và vitamin E trong khoai môn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong khi đó, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể và phục hồi cơ bắp sau hoạt động thể chất.
  • Chăm sóc da: Khoai môn và khoai sọ chứa nhiều vitamin A, E và các chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào da, làm giảm nếp nhăn và các khuyết điểm. Mặt khác, chất chống oxy hóa còn có tác dụng ức chế hoạt động của các gốc tự do.
Khoai sọ và khoai môn khác nhau như thế nào? 4
Cả khoai sọ và khoai môn đều mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Những ai không nên ăn khoai sọ và khoai môn?

Mặc dù khoai sọ và khoai môn đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn chúng thường xuyên. Dưới đây là một số nhóm người nên hạn chế ăn hai loại củ này như:

  • Người mắc bệnh đái tháo đường: Khoai môn và khoai sọ chứa lượng đường tự nhiên, có thể làm tăng đường huyết nếu ăn nhiều. Điều này sẽ gây bất lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Trẻ nhỏ: Khoai môn thường tiêu hóa chậm hơn so với nhiều loại thực phẩm khác, vậy nên loại củ này không phù hợp với trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa còn yếu.
  • Người có đờm: Khoai môn và khoai sọ không phù hợp cho người thường xuyên bị đờm, vì chúng có thể khiến cho tình trạng này nặng hơn.
  • Người dễ dị ứng: Những người hay bị dị ứng, hen suyễn hoặc nổi mề đay nên tránh ăn hai loại khoai này, vì chúng có thể kích hoạt phản ứng dị ứng.
  • Lưu ý khi sơ chế: Trong quá trình chế biến, cần phải sơ chế cẩn thận để không tiếp xúc trực tiếp với phần thịt khoai sống, vì nhựa tiết ra từ khoai có thể gây ngứa da.

Khoai sọ và khoai môn đều thuộc họ Araceae, tuy có một chút khác biệt về kích thước và màu sắc nhưng nhìn chung giá trị dinh dưỡng vẫn tương đương nhau. Hy vọng rằng thông tin tổng hợp này giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích khi thêm cả hai loại khoai này vào thực đơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin