Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh nhân hậu covid bị ho nhiều phải làm sao?

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ

Sau khi khỏi Covid 19, một số người bệnh vẫn còn triệu chứng ho nhiều, ho khan, ho kéo dài. Điều này làm cho không ít người rất lo lắng. Mặc dù đã xét nghiệm đã âm tính nhiều lần tuy nhiên tình trạng ho kéo dài liệu có nguy hiểm không, bệnh nhân cần phải làm sao?

Theo thống kê cho thấy, có khoảng 50 – 70% những người mắc covid có triệu chứng ho, ho khan và ho kéo dài. Hầu hết những bệnh nhân mắc covid, có thể ho khoảng 19 đến 20 ngày. Thậm chí, tình trạng ho có thể kéo dài 4 tuần hoặc ho trong nhiều tháng.

Bệnh nhân hậu Covid bị ho nhiều là do đâu?

Ho là phản xạ của cơ thể cần thiết nhằm bảo vệ và chống lại sự nhiễm trùng. Bình thường, khi phát hiện ra có sự xuất hiện của virus hay những vật thể lạ, lúc này các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho, ở vùng tủy não, từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp nhằm đẩy virus hay vật thể lạ ra ngoài.

Ở những bệnh nhân covid, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm vào các dây thần kinh cảm giác, hay nói cách khác giống như một phần của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó gây nên những cơn ho.

Về bản chất ho là phản ứng bảo vệ cơ thể con người, nhằm đẩy, tống, xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, khi ho quá nhiều sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, gây mất giấc ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị.

Tuy nhiên đối với di chứng hậu covid bị ho nhiều thường có 4 nguyên nhân như sau:

  • Sau khi hết bệnh, cơ thể bệnh nhân còn đào thải các chất tiết – xác virus.
  • Ho sẽ kéo dài ở người có cơ địa dễ dị ứng hoặc bị hen suyễn.
  • Người có bệnh lý trào ngược dạ dày sẵn có.
  • Ho do có kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản và hầu họng.

Đối với những người có bệnh nền như cơ địa dị ứng, bị hen suyễn, trào ngược dạ dày, hay sống trong môi trường nhiều khói bụi.. rất dễ bị ho kéo dài hậu covid. Ngoài ra, có nhiều dạng ho khác nhau như:

  • Có thể bị ho túc tắc và ngứa họng.
  • Cũng có thể ho sặc sụa.
  • Ho sau khi nói chuyện nhiều hoặc cười nhiều.
  • Ho do hít phải không khí lạnh.
  • Ho khi thở bằng miệng.
  • Ho sau khi ăn no.
  • Ho do hít phải mùi lạ.
  • Ho do nằm thay đổi tư thế.
Hậu Covid-19, ho nhiều phải làm sao?1 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho nhiều hậu covid

Bệnh nhân hậu Covid bị ho nhiều phải làm sao?

Rất nhiều người dù đã âm tính nhưng vẫn ho vẫn kéo dài. Tùy từng trường hợp sẽ có cách xử trí hợp lý khác nhau an toàn và hiệu quả. Cụ thể có thể xảy ra các trường hợp ho và cách xử lý như sau:

Ho khan kéo dài

Trong trường hợp này, có thể virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm một virus về đường hô hấp khác. Tuy nhiên cũng có thể ho do dị ứng như: Dị ứng khói thuốc, dị ứng hóa chất... Cách xử lý đơn giản là dùng giảm ho bổ phế kết hợp với thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như: Alimemazine, diphenhydramin hoặc các loại thuốc có thành phần tương tự.

Một số ít các trường hợp do khi bị covid, bệnh nhân dễ rơi vào lo lắng, mất ngủ, hay suy nghĩ nhiều... dễ bị các vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản, có thể gây tăng tiết acid dạ dày, dẫn đến rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng có nguy cơ gây ho khan. Trường hợp này cần dùng thuốc kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, nếu trường hợp bệnh nhân quá lo lắng có thể sử dụng thuốc an thần nhẹ nhằm giảm căng thẳng, stress, lo âu.

Hậu Covid-19, ho nhiều phải làm sao?2 Hậu Covid-19, ho nhiều phải làm sao luôn là vấn đề quan trọng khiến người bệnh quan tâm

Ho có lẫn đờm

Khi bệnh nhân ho có lẫn đờm, có thể do viêm phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này, bệnh nhân phải thăm khám bác sĩ để được tư vấn việc dùng kháng sinh kết hợp với thuốc long đờm. Bên cạnh đó, có thể do các bệnh lý về phổi khác như: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh giãn phế quản... Khi đó bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa hô hấp nhằm xử lý triệt để bệnh.

Do nấm đường hô hấp dẫn đến ho

Khi bị Covid, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhằm điều trị các triệu chứng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch có thể khiến một vài loại nấm phát triển. Nếu dùng các biện pháp điều trị trên nhưng triệu chứng ho vẫn kéo dài, rất có thể người bệnh bị nhiễm nấm. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám các bác sĩ chuyên khoa nhằm điều trị triệt để.

Hậu Covid-19, ho nhiều phải làm sao?3 Ho nhiều hậu Covid bệnh nhân nên luyện tập thở đúng cách nhằm giảm triệu chứng hiệu quả

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng xuyên tâm liên nhằm giảm tình trạng ho và mệt mỏi. Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian này, cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như: Cháo loãng, cá hấp, thịt luộc, các loại rau xanh, bổ sung nước ép hóa quả, sử dụng nước dừa và uống nước ấm thường xuyên. Người bệnh cần vệ sinh hầu họng bằng nước muối sinh lý và xịt họng mỗi ngày. Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị ho do Covid khi không có hướng dẫn và sự chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Để ứng phó với ho sau khỏi bệnh Covid, bạn đọc cần phải đi khám để có đánh giá việc bản thân có bệnh lý về phổi nào hay không như lao phổi, viêm phổi hoặc các bệnh do dị ứng, trào ngược, hen suyễn... Nếu kết quả cho thấy không phải vì các bệnh lý khác, việc tự giác vận động, tập luyện thể thao tăng khả năng trao đổi khí, tẩm bổ sẽ khiến các cơn ho hậu Covid hết dần trong tương lai. Có những bệnh nhân cũng bị mệt mỏi, mất sức liên quan đến các vấn đề hô hấp, thì việc tập thở, bồi dưỡng sức khỏe là cách duy nhất để các triệu chứng ho giảm dần.

Về một số biện pháp giảm cơn ho, được các bác sĩ khuyến cáo có thể luyện tập nhằm giảm cơn ho hiệu quả như sau:

  • Tập thở là vấn đề quan trọng: Thở bụng có chú ý. Hít vào phình bụng và thở ra bụng xẹp, mỗi đợt 3 – 4 nhịp.
  • Nuốt và ngậm miệng có chú ý.
  • Tập hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho.
  • Uống từng ngụm nước ấm có chú ý.
  • Nên uống đủ nước và tránh để khô họng.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin