Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh nhân hậu Covid nên làm gì?

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ

Hậu Covid-19 với những triệu chứng cá nhân hóa khác nhau ở mỗi người bệnh. Có những bệnh nhân ho kéo dài, hoặc những người khác khó thở hay đau nhức đầu.... Vậy nếu rơi vào tình trạng hậu Covid-19, người bệnh nên làm gì để tăng cường sức khỏe trong quá trình quay lại công việc thường nhật?

Hậu Covid-19 đối với mỗi người không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên vấn đề sức khỏe được xem là vấn đề chung mà mỗi chúng ta ai cũng hướng đến. Sau khi khỏi COVID-19, mỗi người chúng ta cần phải có sức khỏe dẻo dai hơn, sức đề kháng tốt hơn nhằm vượt qua được loại virus không chừa một ai này và tránh trường hợp tái nhiễm. Vậy nếu rơi vào hậu COVID-19, người bệnh nên làm gì?

Bệnh nhân hậu Covid nên tự phục hồi sức khỏe

Hoạt động thể dục thể thao

Những bệnh nhân Covid-19 sau khi điều trị khỏi bệnh cần lưu ý cân nhắc khi tiếp tục tham gia các hoạt động thể chất, đặc biệt là đối với những người bị Covid-19 kéo dài. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các kế hoạch cho hoạt động và nên tiến hành một cách thận trọng.

Các bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt – HSS ở New York đã có khuyến cáo đối với vận động viên về việc trở lại hoạt động thể chất sau khi bị nhiễm Covid-19. Theo đó, mỗi bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 là khác nhau, có thể có sự khác biệt về cách mỗi cá nhân trải nghiệm với virus. Do đó, sự phục hồi sức khỏe cũng không giống nhau, vì thế việc bắt đầu luyện tập thể dục thể thao sẽ được cá nhân hóa theo chỉ định của bác sĩ. Không nên luyện tập nếu: Thỉnh thoảng vẫn bị sốt, khó thở, ho và đau tức ngực hay đánh trống ngực cụ thể như sau:

  • Bất kỳ bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện thể thao.
  • Đối với bệnh nhân không triệu chứng hậu COVID-19, có thể bắt đầu hoạt động thể chất ở mức 50% so với bình thường.
  • Nên xin ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hay khó thở xảy ra trong khi tập luyện.
  • Không tập thể dục khi vẫn có các triệu chứng hậu COVID-19 như: Sốt, mệt mỏi, khó thở...
  • Nếu luyện tập, nên bắt đầu các bài tập chậm và tăng dần cường độ, không nên tập quá sức. Ví dụ nên tập các bài đi bộ, sau đó tăng dần đi nhanh, sau đó mới chạy bộ.

Sự hồi phục và việc luyện tập thể dục thể thao của mỗi người là trải nghiệm cá nhân khác nhau, bạn đọc cần phải theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của bản thân mình và nên chú ý đến các triệu chứng khi tập luyện.

Nếu rơi vào hậu Covid-19, người bệnh nên làm gì?1 Nếu rơi vào hậu Covid-19, người bệnh nên hoạt động thể thao vừa sức

Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý

Để tăng cường khỏe cũng như sức đề kháng sau khỏi Covid-19, bạn đọc nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học lành mạnh, chú trọng vào những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhằm bồi bổ cơ thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng để quay trở lại với công việc cũng như việc học tập đối với trẻ em. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và cải thiện các chức năng cho cơ thể. Dưới đây là những khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu như sau:

  • Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi trong các bữa ăn.
  • Người bệnh nên ăn đa dạng, phối hợp từ 15 – 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên những loại thực phẩm trong ngày.
  • Khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa các chất đạm động vật và thực vật như: Thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, cua, tôm, đậu, rau xanh, trái cây...
  • Người rơi vào tình trạng hậu Covid-19 thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Do đó, cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể khoảng 5 bữa/ngày, tránh trường hợp ăn quá no có thể dẫn đến khó thở.
  • Các món ăn nên được chế biến ở dạng mềm, loãng, thái nhỏ, hầm kỹ nhằm giúp dễ tiêu và dễ hấp thu.
  • Nên tăng cường rau xanh và hoa quả và nên thay đổi món ăn thường xuyên, nhằm kích thích vị giác, tránh trường hợp đơn điệu nhàm chán.
  • Tăng cường bổ sung sữa và các loại ngũ cốc.
  • Người rơi vào tình trạng hậu Covid-19 thường bị mất nước, cần bổ sung chất điện giải như natri, kali, tăng cường bổ sung nước giúp cho cơ thể mau phục hồi.
  • Các loại nước sinh tố rau củ, hoa quả như: Nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước ép xoài, rau má… ngoài cung cấp nước còn có thể cung cấp các nhóm vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nếu rơi vào hậu Covid-19, người bệnh nên làm gì?2 Hậu Covid-19, người bệnh nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học lành mạnh

Bệnh nhân hậu covid có nên đi khám không?

Các chuyên gia cho biết, nhóm F0 nằm viện, có bệnh lý viêm phổi, điều trị ICU... sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ vào 4 tuần và 8 tuần. Các nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện, nên đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19. Một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý vấn đề tái khám hậu Covid-19 như sau:

  • Nhóm người có bệnh nền như: Bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển hoá, béo phì thừa cân…
  • Nhóm người 60 tuổi trở lên nên tái khám hậu Covid-19. Bởi họ thuộc nhóm có nguy cơ mắc nhiều bệnh nhưng chưa khởi phát. Sau khi mắc Covid-19, có thể thúc đẩy tình trạng này nặng hơn.
  • Các F0 phải nhập viện vì các vấn đề bị suy hô hấp, phải can thiệp máy thở, thở oxy, sốt cao và không đáp ứng thuốc…
  • Với trẻ nhỏ sau khi khỏi Covid-19, các bậc phụ huynh nên kiểm tra những tình trạng như: Da bị đỏ, khó thở, mệt mỏi kéo dài, đau nhức đầu, các vấn đề về thần kinh và hành vi... nên phải đưa trẻ đi khám sớm nhất nhằm kiểm tra về hội chứng viêm đa hệ (MIS-C)
Nếu rơi vào hậu Covid-19, người bệnh nên làm gì?3 Người bệnh cần lưu ý vấn đề tái khám hậu COVID-19

Trên đây là các vấn đề liên quan đến các hoạt động thể thao và chế độ ăn uống của những người bệnh rơi vào tình trạng hậu COVID-19. Bạn đọc nên tham khảo, áp dụng cho những người thân của mình. Sau đại dịch COVID-19, việc cần thiết là nên xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao đúng cách, từ nhẹ rồi tăng dần đến cao hơn nhằm tăng cường sự dẻo dai cho sức khỏe. Nên ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... Và nên tái khám sức khỏe đình kì theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm phát hiện các bệnh tiềm ẩn sớm nhất để chữa trị kịp thời.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin