Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Ngày 25/07/2023
Kích thước chữ

Bánh tráng là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiểu đường cần kiêng khem nhiều món để ổn định đường huyết. Vậy tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Một trong số những món ăn vặt được nhiều người yêu thích nhất chính là bánh tráng. Bánh tráng có nhiều loại và nhiều cách chế biến khác nhau nên được lòng rất nhiều người tín đồ ẩm thực. Người có sức khỏe bình thường có thể thoải mái thưởng thức món bánh tráng mà mình yêu thích. Còn những người bị tiểu đường thì sao? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ người tiểu đường ăn bánh tráng được không.

Bệnh tiểu đường là gì?

Theo y học, bệnh tiểu đường còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất hoặc sử dụng hormone insulin một cách thích hợp khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Bánh tráng là loại bánh được làm từ bột gạo và có thể thêm các gia vị khác. Bánh tráng được chế biến theo cách tráng mỏng rồi phơi khô. Có nhiều cách ăn bánh tráng như ăn trực tiếp, nướng chín, trộn với các nguyên liệu khác,... Tùy từng địa phương sản xuất và phong cách thưởng thức, có nhiều loại bánh tráng khác nhau như: Bánh tráng nướng mè, bánh tráng trộn, bánh tráng cuộn,... Các loại bánh tráng đều là món ăn vặt vô cùng hấp dẫn. Nhưng chế độ ăn uống cho người tiểu đường cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vậy tiểu đường ăn bánh tráng được không?

tieu-duong-an-banh-trang-duco-khong-1.jpg
Bị tiểu đường có thể thoải mái ăn bánh tráng không?

Với câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bánh tráng. Người bị tiểu đường không phải kiêng tuyệt đối tinh bột cũng như các loại nguyên liệu thường được kết hợp với bánh tráng. Tuy nhiên, đây là món ăn vặt không nên ăn quá nhiều trong cùng một lần và không nên ăn thường xuyên. Thi thoảng, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn một chút để thỏa mãn cơn thèm.

Thành phần chính để làm bánh tráng là bột gạo. Bột gạo cung cấp tinh bột là chủ yếu. Khi ăn quá nhiều bánh tráng cùng một lúc dễ làm đường huyết bị tăng đột ngột, không tốt cho người bệnh. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong thời gian dài, đường huyết của người bệnh sẽ liên tục tăng cao khiến bệnh tình thêm nặng. 

Những người bị bệnh nếu sử dụng quá nhiều bánh tráng trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường như:

tieu-duong-an-banh-trang-duco-khong-3.jpg
Tiểu đường không nên ăn quá nhiều bánh tráng

Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn bánh tráng?

Người bị tiểu đường ăn bánh tráng được không? Câu trả lời là có nhưng cần kiểm soát liều lượng. Người bệnh không nên ăn quá 200g mỗi lần ăn, và mỗi tuần không nên ăn món này quá 2 lần. Để chắc chắn, người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết trước và sau mỗi lần ăn. Nếu sau khi ăn chỉ số đường huyết tăng vọt, người bệnh nên giảm lượng ăn xuống mức phù hợp.

Khi đã ăn bánh tráng, tốt nhất người bệnh nên cắt giảm lượng thực phẩm cung cấp tinh bột. Ví dụ nếu ăn bánh tráng vào buổi sáng, bữa trưa bạn nên giảm lượng cơm, phở, bún,... Thay vào đó, bạn nên ăn thêm rau xanh hoặc trái cây ít đường. Chất xơ trong rau xanh và trái cây có thể giúp bạn cảm thấy no lâu, kiểm soát cơn thèm ăn vặt và ổn định mức đường trong máu.

Khi ăn bánh tráng, bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế các loại bánh tráng nhiều nhân. Các loại bánh tráng nhiều nhân không chỉ chứa nhiều calo mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất béo. Điều này sẽ làm tăng cholesterol trong máu, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

tieu-duong-an-banh-trang-duco-khong-2.jpg
Tiểu đường ăn bánh tráng được không? Câu trả lời là có nhưng cần hạn chế

Sau khi ăn bánh tráng, để phòng ngừa tăng đường huyết, bạn có thể tăng cường độ vận động hay tập luyện. Vận động sẽ giúp đốt cháy calo, giúp các tế bào hấp thụ đường trong máu, hạn chế dư thừa đường. Không chỉ vận động sau ăn vặt, tập luyện hàng ngày cũng là việc bệnh nhân tiểu đường nên làm. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe của họ một cách toàn diện.

Nếu sau khi ăn bánh tráng, bệnh nhân thấy đường huyết tăng cao, việc cần làm là dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện chỉ số đường huyết sau khi ăn.

Món ăn vặt phù hợp với người tiểu đường

Tiểu đường ăn bánh tráng được không? Dù câu trả lời là có nhưng vẫn cần hạn chế. Vì vậy, việc tìm hiểu tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng gì cũng rất quan trọng. Tìm hiểu những thông tin này có thể giúp người bệnh lựa chọn được món ăn vặt phù hợp và tốt hơn bánh tráng. Có thể kể đến một số món ăn vặt phù hợp với bệnh nhân tiểu đường như:

  • Sữa chua không đường: Đây là nguồn cung cấp chất đạm, canxi lành mạnh. Sữa chua ít calo nhưng lại giàu lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể chuyển hóa đường và các chất khác hiệu quả hơn.
  • Các loại trái cây ít đường: Đặc biệt là trái cây có múi thường có chỉ số đường huyết thấp. Chúng là sự thay thế hoàn hảo cho các món ăn vặt bởi không làm đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Một số loại trái cây bệnh nhân tiểu đường nên ăn như bưởi, cam, táo, dâu tây, bơ.
  • Các loại salad cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất: Bạn có thể ăn salad trong cả bữa chính và bữa phụ. Thậm chí khi thèm ăn vặt bạn cũng có thể thưởng thức một phần salad. Chất xơ trong các loại rau xanh và trái cây sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu và dễ dàng kiểm soát được cơn thèm ăn. Chắc chắn các loại rau xanh cũng không khiến đường huyết tăng đột ngột. Người tiểu đường khi chế biến salad nên hạn chế cho thêm các loại chất béo và gia vị.
  • Trứng luộc, ngũ cốc dành cho người tiểu đường: Bánh ngũ cốc nguyên hạt cũng là món ăn vặt phù hợp với người tiểu đường.
benh-nhan-tieu-duong-an-banh-trang-duoc-khong-4.jpg
Thèm ăn vặt bạn có thể chọn các món lành mạnh khác thay vì bánh tráng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi tiểu đường ăn bánh tráng được không. Không chỉ bánh tráng, khi ăn bất kỳ loại đồ ăn chứa tinh bột nào, người bệnh cũng cần kiểm soát lượng ăn phù hợp. Ngoài xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ để giúp đường huyết được duy trì ở mức ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin